Trong các lô sữa rửa mặt, mặt nạ, dầu xả... bị thu hồi do vi phạm chất lượng và quy định pháp luật có 3 sản phẩm do Công ty TNHH Shynh Beauty phân phối.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa công bố danh sách hàng loạt cơ sở kinh doanh dược phẩm vi phạm quy định, bị xử phạt với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy nhiều sản phẩm thuốc và mỹ phẩm không đạt chuẩn.
Biotin – hay còn gọi là vitamin B7 – là một vi chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da, tóc và móng khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng liều cao Biotin có thể gây ra loạt tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.
Gần 2.000 con gấu bông mang nhãn hiệu “Baby Three”, không rõ nguồn gốc và chứa hàm lượng formaldehyde vượt mức cho phép, vừa bị lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Một tài khoản mạng xã hội tự xưng là nhân viên C.P. Việt Nam đã đăng tải loạt thông tin tố cáo doanh nghiệp này bán thịt heo, thịt gà bệnh ra thị trường. Vụ việc nhanh chóng gây xôn xao dư luận. Trưa 30/5, C.P. Việt Nam chính thức lên tiếng, phủ nhận toàn bộ nội dung tố cáo và cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ.
Giữa lúc người bệnh trông chờ từng viên thuốc để duy trì sự sống, thì những sản phẩm giả, kém chất lượng vẫn âm thầm len lỏi vào thị trường. Vụ việc xảy ra tại một nhà thuốc ở Hà Nội không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn là vết thương vào niềm tin của người dân đối với y đức và hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
(29-5) Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được báo cáo từ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội về việc phát hiện một loại thuốc điều trị hen suyễn không đạt yêu cầu chất lượng đang lưu hành trên thị trường.
Liên tiếp bị “tuýt còi” vì vi phạm quy định về mỹ phẩm, Công ty VB Group – nơi ông Nguyễn Quốc Vũ, chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật – lại tiếp tục dính lệnh thu hồi sản phẩm từ Bộ Y tế. Mặt nạ G-Thera bị phát hiện ghi thiếu thành phần so với hồ sơ công bố, kéo theo nhiều nghi vấn về chất lượng và độ minh bạch của các dòng mỹ phẩm do công ty này phân phối.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP.HCM và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các sản phẩm do cá nhân có biệt danh “Ngân Collagen” quảng cáo tràn lan trên mạng.
Lực lượng Hải quan vừa phát hiện và tạm giữ một lô hàng nhập khẩu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và gian lận xuất xứ với tổng trị giá vi phạm hơn 17 tỷ đồng. Dù được khai báo là hàng không nhãn hiệu trị giá chưa tới 600 triệu đồng, container này thực chất chứa nhiều sản phẩm gắn mác các thương hiệu nổi tiếng như MLB, HUGO BOSS, ARMANI EXCHANGE, Vant và The North Face.
Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt thêm 829 vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực, mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho trái sầu riêng – niềm tự hào của nhà nông Việt, đồng thời tạo thêm cơ hội tăng thu nhập, ổn định đầu ra cho bà con.
Tủ lạnh là "cứu tinh" của gian bếp hiện đại, giúp bảo quản thực phẩm và giảm lãng phí. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng “hợp” với việc bảo quản lâu trong môi trường lạnh. Có những món ăn tưởng chừng như vô hại, nhưng khi lưu trữ sai cách hoặc quá thời gian cho phép, lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn. Cùng điểm danh 5 thực phẩm cực kỳ phổ biến dễ bị "hiểu lầm", để lâu trong tủ lạnh không tốt như bạn nghĩ:
Sáng 21/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo đã ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là một trong những hoạt động nhằm tăng cường giám sát hậu kiểm và siết chặt quản lý thị trường thực phẩm chức năng, vốn đang phát triển nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và pháp lý.
Trong thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền trở lại thông tin cho rằng ivermectin – một loại thuốc chống ký sinh trùng – có khả năng điều trị nhiều loại bệnh, từ COVID-19 đến ung thư. Tuy nhiên, giới chuyên môn khẳng định đây là thông tin sai lệch, không có cơ sở khoa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng.
Trước thông tin sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, lực lượng chức năng TP.HCM đã tiến hành kiểm tra cơ sở được cho là phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, địa chỉ đăng ký của công ty không tồn tại thực tế tại nơi được ghi trên nhãn sản phẩm.
Ngày 18/5/2025, lực lượng chức năng Thái Lan bất ngờ đột kích một kho hàng lớn tại tỉnh Samut Sakhon, phát hiện và thu giữ hơn 78.000 sản phẩm giả mạo các thương hiệu nổi tiếng. Hai nghi phạm người Trung Quốc bị bắt giữ tại chỗ, vụ việc gây chấn động giới tiêu dùng Thái Lan.
Trước những thông tin thất thiệt lan truyền về việc “trứng gà giả” đang lưu hành trên thị trường, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam đã chính thức kiến nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin sai sự thật.
Công an TP Hà Nội vừa triệt phá một đường dây tinh vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả do vợ chồng Phạm Ngọc Tiến và Đoàn Thị Nguyệt (cùng sinh năm 1988, trú tại quận Hà Đông) cầm đầu. Đáng chú ý, các sản phẩm bị làm giả phần lớn là thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và điều trị bệnh, có thương hiệu nước ngoài như Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ...
Kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body (tuýp 100g) vừa bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô hàng do sai lệch nghiêm trọng về chỉ số chống nắng. Sản phẩm công bố chỉ số SPF 50 nhưng thực tế kiểm nghiệm chỉ đạt SPF 2,4 không đủ điều kiện lưu hành.
Ngày 19/5, website chính thức của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đăng tải thông tin cảnh báo liên quan đến việc quảng cáo gây hiểu nhầm trên bao bì sản phẩm Nestlé Milo. Cụ thể, việc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam sử dụng cụm từ “được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng” để quảng bá sản phẩm đã bị xác định là không đúng bản chất nghiên cứu và có khả năng tạo ấn tượng sai lệch đối với người tiêu dùng.