Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Đánh giá kết quả chọn tạo các giống Bạc Liêu, định hướng phát triển giống lúa BL9”.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh, hiện tỉnh đã triển khai đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho dừa sáp và đã tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị chủ trì nhiệm vụ, triển khai dự án từ ngày 29/8/2023. Thời gian thực hiện 24 tháng, với tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ sản phẩm đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, trong tổng số 85 hồ sơ thuộc nhóm thực phẩm được các địa phương đề xuất, có 19 sản phẩm đủ điều kiện đề nghị Hội đồng OCOP cấp trung ương xem xét, công nhận đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Tháng 8/2023, huyện Đơn Dương vừa công nhận 4 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó có một sản phẩm là trái bơ với tên đăng kí: Bơ ông Tĩnh. Đó là sản phẩm của một nhà vườn tại thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, Avocado Farm, nông trại bơ đồng thời là nông trại du lịch.
Trong năm 2022, huyện Châu Đức có 17 sản phẩm được UBND tỉnh phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 10 sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Ngày 23-8, ông Vũ Hồng Nhật - chủ tịch UBND huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), cho biết Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có thêm chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng cho Đắk Lắk. Đây là tin vui với người nông dân khi có nhãn hiệu sầu riêng mới.
Đến ngày 30/6, toàn tỉnh Lâm Đồng có 214 sản phẩm OCOP đã được cấp chứng nhận; trong đó, 9 sản phẩm OCOP 5 sao, 94 sản phẩm OCOP 4 sao, 111 sản phẩm OCOP 3 sao.
Đến nay, tỉnh Bình Thuận có 70 sản phẩm của các chủ thể là các hộ gia đình, các hợp tác xã, các doanh nghiệp được đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP; trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 34 sản phẩm 4 sao và 34 sản phẩm 3 sao.
Nhờ lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trái bơ ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Theo nghiên cứu, quả bơ Việt Nam khá tương đồng về cả chất lượng và sản lượng so với các nước xuất khẩu bơ lớn trên thế giới. Do đó, bơ Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với bơ các nước xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Nhãn Nhị Quý là trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang. Loại quả này đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Từ ngày 08/8, Mỹ chính thức mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam, kỳ vọng sớm thu về 1 tỷ USD từ loại nông sản tiềm năng này. Tin cực vui cho người trồng dừa Việt Nam, khi trái dừa sọ đã được Mỹ cấp "visa" xuất khẩu vào thị trường khổng lồ này.
Cùng với đó, việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử cũng góp phần cho các xã thực hiện hoàn thành các yêu cầu của bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Để đạt được mục tiêu, Bình Thuận đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh cho các chủ thể tham gia OCOP; tổ chức khảo sát, đánh giá và tư vấn để các chủ thể nâng cấp sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP để đạt từ 3 đến 5 sao cấp tỉnh...
Đắk Nông hiện có 6.139 ha sầu riêng, trong đó, có 2.039 ha cho thu hoạch, sản lượng đạt 22.281 tấn/vụ. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, với 155 ha, sản lượng đạt trên 1.500 tấn/năm.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 15.000 ha mít Thái chuyên canh cho sản lượng thu hoạch mỗi năm gần 300.000 ngàn tấn quả cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước.
Đến nay, tỉnh Trà Vinh đã có 184 sản phẩm được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên; trong đó, có 137 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 38 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 3 sản phẩm đạt hạng 5 sao... của 118 chủ thể gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
Dù trên 90% số hộ đã bán hết cà phê từ khi mặt hàng này còn ở mức giá dưới 50.000đ/1kg, nhưng việc thị trường cà phê cả trong nước và thế giới liên tục có đỉnh giá mới trong tháng 7, và hiện tại đang biến động quanh mức 66.000đ-68.000đ/1kg, vẫn khiến nhiều nông dân ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai như sống trong mơ.
Trong khi nhiều hộ dân xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình trồng cây ăn trái có hiệu quả như: sầu riêng, mít Thái, ổi lê.. Riêng gia đình anh Bùi Văn Hiệp, ngụ ấp Phú Lễ A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành lại có cách làm giàu khác, đó là chọn trồng 200 cây cóc Thái.