largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2021-10-18 21:46:00

Vụ trạm bảo vệ rừng 'khủng' ốp gỗ: 'Hài hòa với thiên nhiên?'

Công ty TNHH Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt Công ty Nam Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) đang xây dựng một ngôi nhà rộng hơn 250m2 trên lâm phần do đơn vị quản lý. Công trình được xây dựng theo kiến trúc nhà dài, một tầng trệt, một tầng bên trên. Điều đáng nói, ở tầng trên của ngôi nhà, chủ đầu tư đã ốp gỗ hoàn toàn. Không chỉ sàn bằng gỗ, trần nhà đóng gỗ, mà tất cả tường của 9 căn phòng, từ trụ cột, hành lang, nhà vệ sinh... đều ốp kín bằng gỗ rừng.

Theo Đất Việt online thông tin, công trình Trạm quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (thuộc địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) được xây dựng bằng gỗ, chiều ngày 18/10, trao đổi với PV, một lãnh đạo huyện Tuy Đức cho biết, hiện tại đoàn kiểm tra của huyện vẫn đang tiếp tục kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng của công ty này.

Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo này, tại thời điểm kiểm tra vào tháng 7/2021, phía công ty vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang mục đích khác.

"Nếu dự án này đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phía công ty cũng thực hiện đúng các phương án, đánh giá đầy đủ các yếu tố trước khi xây dựng công trình thì đây là việc hoàn toàn bình thường.

Còn nếu phía công ty chưa làm đầy đủ các thủ tục cần thiết thì phải xem xét lại trách nhiệm của cá nhân có liên quan", vị lãnh đạo trên cho biết.

Vị lãnh đạo này cho rằng, về nguyên tắc là công trình, dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thứ hai là liên quan đến đất, đặc biệt là đất rừng, thứ ba nhìn nhận về xã hội, yếu tố phản cảm, thứ 4 về nguồn kinh phí đầu tư vào đó có được phép hay không.

Về việc này, cùng ngày, theo thông tin trên báo Lao động, trước đó vào cuối năm 2019, UBND tỉnh Đắk Nông có văn bản đồng ý cho Công ty Nam Tây Nguyên được khai thác gỗ ngã đổ trong mưa bão.

Một góc căn nhà được ốp toàn gỗ. Ảnh: Lao động

Một góc căn nhà được ốp toàn gỗ. Ảnh: Lao động

Mục đích của việc tận thu nhằm sửa chữa trạm quản lý bảo vệ rừng sau khi Công ty Nam Tây Nguyên thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Ông Lê Trọng Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng, ngôi nhà mà Công ty Nam Tây Nguyên xây dựng là để lực lượng bảo vệ rừng nghỉ ngơi. Kèm theo đó, công ty này có xây thêm một số hạng mục nhằm phục vụ khách qua lại giữa tỉnh Đắk Nông và Bình Phước.

Theo ông Yên, trong kế hoạch bảo vệ rừng bền vững được tỉnh Đắk Nông phê duyệt trước đó, Công ty Nam Tây Nguyên có nêu nội dung hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tạo nguồn thu, qua đó cải thiện cuộc sống của cán bộ, người lao động nơi đây.

Nói về việc Công ty Nam Tây Nguyên tận thu gỗ rừng để xây nhà làm du lịch gây phản cảm, ông Yên khẳng định, số gỗ rừng nói trên không phải để bán mà để Công ty Nam Tây Nguyên tận thu sửa chữa lại trạm quản lý bảo vệ rừng.

“Tôi đã đi kiểm tra thực tế, quan điểm là tỉnh Đắk Nông ủng hộ công ty theo đúng phương án xây các hạng mục về phát triển rừng bền vững đã nêu ra trước đó. Các phương án này dựa theo quy định của Luật Lâm nghiệp”, ông Yên nói.

Trước đó, theo phản ánh, Công ty Nam Tây Nguyên đang xây dựng một ngôi nhà rộng hơn 250m2 trên lâm phần do đơn vị quản lý. Công trình được xây dựng theo kiến trúc nhà dài, một tầng trệt, một tầng bên trên. Điều đáng nói, ở tầng lầu của ngôi nhà, chủ đầu tư đã ốp gỗ hoàn toàn.

Căn nhà gỗ nhìn từ bên ngoài trạm quản lý bảo vệ rừng số 1. Ảnh: Lao động

Căn nhà gỗ nhìn từ bên ngoài trạm quản lý bảo vệ rừng số 1. Ảnh: Lao động

Công trình này có giá trị hơn 2 tỉ đồng, phía tầng bên trên có 9 phòng riêng biệt, được ốp lát toàn bộ bằng gỗ từ trần nhà, tường nhà và nền nhà.

Lý giải về việc tại sao lại sử dụng gỗ để xây nhà, làm du lịch, ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Công ty Nam Tây Nguyên cho rằng, việc xây dựng bê tông hóa rất “cứng nhắc”, trong khi đó du khách ở Sài Gòn lại thích ốp gỗ cho đẹp.

"Công trình sử dụng toàn đồ gỗ có phản cảm hay không là tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Còn đối với đơn vị thì mình cảm thấy hài hòa với thiên nhiên…”, ông Bình khẳng định.

Về việc này, ngày 17/10, trao đổi với PV, một lãnh đạo huyện ủy Tuy Đức cho biết, đơn vị đã thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng theo tinh thần của Nghị quyết 10 của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông và Nghị quyết 11 của Đảng bộ huyện Tuy Đức.

Hiện tại đoàn thanh tra đang làm, chưa có kết luận cuối cùng.

"Mặc dù công trình này nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức nhưng việc quản lý là thuộc thẩm quyền của tỉnh", vị lãnh đạo trên cho biết.

Vị lãnh đạo huyện ủy Tuy Đức cho rằng, đứng về phương diện một người dân địa phương, ông nhận thấy công trình này rất phản cảm.

Là một đơn vị quản lý, bảo vệ rừng nhưng lại xây dựng công trình nhà ở kiên cố trong rừng, sử dụng vật liệu từ rừng thì sẽ khó nói được người khác giữ rừng.

Theo thông tin trên báo Giao thông, vị lãnh đạo trên cho rằng, về nguyên tắc là công trình, dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thứ hai là liên quan đến đất, đặc biệt là đất rừng, thứ ba nhìn nhận về xã hội, yếu tố phản cảm, thứ 4 về nguồn kinh phí đầu tư vào đó có được phép hay không.

Nếu đáp ứng đúng 4 yếu tố trên thì việc thi công là đúng, còn không đáp ứng một trong 4 yếu tố đó là sai.