largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-05-09 21:35:00

VinSmart - Từ giấc mơ điện thoại "Made in Việt Nam" đến cú cắt bỏ bất ngờ của Vingroup

Sau Vinfast với giấc mơ ô tô quốc dân của người Việt, Vsmart đã từng được kỳ vọng có thể trở thành dòng điện thoại thông minh "Made in Vietnam" với nhiều tính năng vượt trội, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ thế giới.

vin

Như đã đưa tin, ngày 9/5/2021, trong một động thái rất bất ngờ, Tập đoàn Vingroup đã chính thức công bố VinSmart sẽ dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động nhằm tập trung hoàn toàn cho VinFast. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ không còn được chứng kiến sự ra mắt của bất kỳ mẫu smartphone hay TV nào mang thương hiệu Vsmart nữa.

Năm 2018, thực hiện chiến lược mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sau Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast — Tập đoàn Vingroup đã thành lập Công ty VinSmart, với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

vin1

Nhà máy sản xuất điện thoại VinSmart được xây dựng trên trong khu tổ hợp sản xuất VinFast khởi công tháng 8/2018, chạy thử tháng 10/2018, hoàn thành lắp đặt và chạy sản xuất hàng loạt tháng 11/2018 và tung ra thị trường ngày 14/12/2018. Sau gần 3 năm phát triển, Vsmart đã ra mắt thị trường 19 mẫu điện thoại và 5 mẫu TV.

Điểm nhấn của thương hiệu này là việc đạt Top 3 thị phần tại Việt Nam (đạt 16,7% thị phần) vào tháng 4/2020, 15 tháng sau khi ra mắt sản phẩm đầu tiên. Trong suốt 2020, VinSmart khá vững vàng ở vị trí thứ 3 thị trường với thị phần trên 10%. Kể từ đầu 2021, hãng chỉ tung một sản phẩm smartphone duy nhất là chiếc Star 5 với giá từ 2,89 triệu đồng.

Một số sản phẩm nổi bật của VinSmart bao gồm các mẫu di động bán chạy như Vsmart Joy 3, Vsmart Live 4, điện thoại với camera trước ẩn dưới màn hình Vsmart Aris Pro. Hãng cũng tham gia vào hàng loạt lĩnh vực như sản xuất TV, máy lọc không khí, tham gia nghiên cứu thiết bị viễn thông, sản xuất smartphone theo hợp đồng cho nhà mạng AT&T của Mỹ.

Vào tháng 2 năm nay, nhà mạng AT&T (Mỹ) đã bắt đầu bán ba mẫu smartphone đầu tiên được sản xuất bởi VinSmart tại Việt Nam là Maestro Plus, Fusion Z và Motivate. Đây đều là ba mẫu máy với mức giá dễ tiếp cận (dao động trong khoảng 39 đến 49 USD), phục vụ các khách hàng trả trước của AT&T. Dẫu rằng người dùng không thể tìm thấy logo đốm lửa hay tên thương hiệu "Vsmart" mà chỉ có logo của nhà mạng AT&T nhưng nó phần nào chứng tỏ chât lượng của "điện thoại Việt Nam".

vin2

Với việc tham gia lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật cao và sản xuất điện thoại thông minh, Vingroup không chỉ chung tay kiến tạo nên một tương lai mới cho nền công nghiệp Việt Nam - thời kỳ các chuỗi giá trị sản xuất công nghệ cao do người Việt Nam làm chủ; mà còn đóng góp vào việc xây dựng nền tảng tri thức vững chắc, để từ đó nắm bắt các cơ hội phát triển từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Nhà máy VinSmart là nhà máy đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam thực sự sản xuất điện thoại từ A đến Z

Nhà máy VinSmart là nhà máy đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam thực sự sản xuất điện thoại từ A đến Z

Sau VinFast với giấc mơ ô tô quốc dân của người Việt, Vsmart được kỳ vọng có thể trở thành dòng điện thoại thông minh Made in Vietnam với nhiều tính năng vượt trội, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ thế giới.

Thế nên, quyết định khai tử mảng smartphone và TV của Vingroup để dồn lực hoàn toàn cho VinFast khiến rất nhiều người bất ngờ.

"Việc sản xuất điện thoại hoặc ti vi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng. Trong khi đó, việc phát triển các dòng ô tô đặc biệt thông minh, các ngôi nhà thông minh, thậm chí kiến tạo các thành phố thông minh... sẽ mang đến rất nhiều lợi ích và những trải nghiệm vượt trội cho nhân loại. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm dồn mọi nguồn lực cho mũi nhọn này" – ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết.

Cụ thể, sau khi dừng sản xuất smartphone, TV, VinSmart sẽ tập trung phát triển các tính năng thông tin – giải trí – dịch vụ (Infotainment); nghiên cứu thiết kế và sản xuất linh kiện điện tử, hệ thống tế bào pin điện, pin điện hoàn chỉnh, động cơ điện cho ô tô VinFast.

Ngoài ra, VinSmart vẫn giữ lại mảng nghiên cứu về thành phố thông minh, nhà thông minh và thiết bị IoT. Giải pháp nhà thông minh, thành phố thông minh của VinSmart đã xuất hiện tại một triển lãm lớn về đô thị hồi cuối năm ngoái và đã được vận hành tại 2 khu đô thị lớn là Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park.

Mặc dù không nghiên cứu và sản xuất thêm model mới, nhưng các model điện thoại và TV hiện thời sẽ tiếp tục được sản xuất cho đến hết vòng đời để cung cấp cho thị trường. Sau đó, một phần của nhà máy sẽ được sử dụng để gia công cho các đối tác, phần còn lại được mở rộng điều chỉnh để sản xuất các sản phẩm mới.

Tức là, những chiếc điện thoại của Vsmart từ nay sẽ chỉ còn như những chiếc đã làm cho AT&T.

VF e36 - mẫu SUV chạy điện cỡ lớn chuẩn bị ra mắt tại thị trường Mỹ của VinFast.

VF e36 - mẫu SUV chạy điện cỡ lớn chuẩn bị ra mắt tại thị trường Mỹ của VinFast.

Theo VinSmart, các sản phẩm điện thoại và TV hiện thời sẽ tiếp tục được VinSmart cam kết chế độ bảo hành, hậu mãi "cho đến ngày khách hàng không còn sử dụng sản phẩm nữa". Ngoài ra, VinSmart sẽ có một đội ngũ chuyên biệt với nhiệm vụ nâng cấp, cập nhật phần mềm cho các điện thoại Vsmart đã bán ra thị trường.

Trước VinSmart, ông lớn LG cũng quyết định khai tử smartphone sau 25 năm để tập trung vào phụ tùng xe điện, robot và AI.

LG bắt đầu kinh doanh smartphone từ năm 1995 và là một trong những người chơi lớn ở thị trường di động. Từng có lúc, LG lọt vào top 3 toàn cầu chỉ xếp dưới Samsung và Apple. Nhà phân tích Lim Su-jeong của Counterpoint Research nhận xét: "Thị phần của họ đã liên tục suy giảm sau khi đạt 4% vào quý 2/2017. Cho tới cuối năm 2019, tụt xuống tiếp chỉ còn dưới 2%".

Theo LG, bộ phận di động của công ty công nghệ lớn thứ hai Hàn Quốc đã bị lỗ tới 4,5 tỷ USD sau 6 năm kinh doanh.

Tình thế ngặt nghèo của LG đã được truyền thông quốc tế chỉ ra. Trên phân khúc cao cấp họ bị Samsung và Apple chèn ép. Ở tầm trung và giá rẻ, các hãng Trung Quốc trỗi dậy càng khiến LG gặp khó khăn. Công ty đã cố đưa ra nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, tái cấu trúc đơn vị, nhưng đều không thành công. Sự thất bại của LG Wing và Velvet chính là giọt nước tràn ly cuối cùng.

LG hướng đến thị trường xe hơi sau khi thất bại ở mặt trận smartphone (ảnh: Business Korea)

LG hướng đến thị trường xe hơi sau khi thất bại ở mặt trận smartphone (ảnh: Business Korea)

Sau khi kết thúc chương dài đau khổ mang tên smartphone, công ty Hàn Quốc hướng đến tương lai mới hứa hẹn hơn. LG cho biết, các công nghệ lõi và bí quyết tích lũy được từ kinh doanh di động trong hơn hai thập kỷ, sẽ tiếp tục được kế thừa và phát huy trên các hạng mục đầu mới. Có thể nói, vứt bỏ di động đã "cởi trói" cho họ.

Hải Yến