largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-04-19 22:07:00

Vay sáu tỷ, bị ngân hàng ép mua 70 triệu đồng bảo hiểm

Tôi cắn răng mua gói bảo hiểm nhân thọ hết lần này đến lần khác (70 triệu đồng), rồi bỏ luôn chỉ để được ngân hàng giải ngân khoản vay.

Chuyện người đi vạy ngân hàng bị ép mua bảo hiểm thì mới được giải ngân có lẽ không phải chuyện hiếm ở nước ta. Về mặt giấy tờ, trông có vẻ người đi vay mua bảo hiểm là hoàn toàn tự nguyện, nhưng thật ra, họ đều bị ép buộc phải mua. Cứ hình dung, làm gì có ai đang thiếu tiền, phải đi vay mà lại còn muốn mua thêm bảo hiểm nhân thọ?

bh

Tôi từng đi vay bốn tỷ đồng ở một ngân hàng trong nước nhưng bị họ bắt phải mua gói bảo hiểm 50 triệu đồng. Dĩ nhiên tôi vẫn phải cắn răng mua, mua để được vay, vay xong là bỏ gói bảo hiểm đó luôn chứ tiền đây mà duy trì đóng theo hạn? Chuyển qua vay hai tỷ đồng ở một ngân hàng khác, tôi lại bị ép mua gói bảo hiểm 20 triệu đồng. Không có nhu cầu, nhưng tội lại phải cắn răng mua để được vay. Khi được ngân hàng giải ngân khoản vay, tôi lại bỏ ngay bảo hiểm vì không có tiền đóng hàng năm.

Cay đắng nhất, có lần tôi vay tín chấp ở một ngân hàng khác. Trước đây, tôi vay 250 triệu đồng, trả đều đặn, không thiếu, không trễ nên giờ đã trả hết cả nợ gốc. Nhưng nay muốn vay lại gói này (250 triệu), tôi đã cung cấp đủ giấy tờ công ty mà ngân hàng yêu cầu, họ cũng tới xác minh, kiểm tra xong, đánh giá tốt. Thế nhưng, ngân hàng lại gới ý tôi mua gói bảo hiểm nhân thọ 20 triệu đồng.

Tôi tìm mọi cách, thậm chí cả van xin để được giải ngân, nhưng nhân viên ngân hàng nói chỉ có thể hạ xuống 15 triệu. Và đến giờ, sau hơn một tháng, hồ sơ vay của tôi vẫn chưa được duyệt để giải ngân. Lý do là "khách hàng không đồng ý mua gói bảo hiểm 15 triệu đồng".

Hệ quả, những người kinh doanh cần vốn như chúng tôi bị đẩy vào thế đừng cùng, đứng trước bờ vực phá sản chỉ vì không thể tiếp cận được khoản vay, trừ khi chịu bỏ tiền ra mua thêm gói bảo hiểm theo yêu cầu của phía ngân hàng.

Việc ngân hàng ép người vay mua bảo hiểm mới chịu giải ngân là có thật, và đã kéo dài suốt nhiều năm qua. Nhưng chính sách này xuất phát từ đâu? Sai hay đúng? Nếu là sai thì tại sao các cơ quan chức năng không xử lý mà lại làm ngơ suốt một thời gian dài đến vậy?

VnExpress