largeer

LS. Quốc Vũ

LS. Quốc Vũ

2023-10-15 09:27:00

Trách nhiệm "cầm cân, nảy mực" của tổ chuyên gia trong đấu thầu được quy định như thế nào?

Theo quy định trong Luật Đấu thầu, Tổ chuyên gia được hiểu như sau: Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Vậy, Tổ chuyên gia có trách nhiệm gì trong hoạt động đấu thầu?

Tổ chuyên gia đấu thầu có những trách nhiệm nào theo quy định của pháp luật về đấu thầu?

Theo quy định tại Điều 76 Luật Đấu thầu, Tổ chuyên gia có 8 trách nhiệm sau:1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Bảo lưu ý kiến của mình.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Tổ chuyên gia làm việc như thế nào trong hoạt động đấu thầu?

Theo Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định: 1. Tổ chuyên gia do bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn (trong trường hợp thuê tư vấn làm bên mời thầu) thành lập. Thành viên tổ chuyên gia phải đáp ứng quy định tại Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Từng thành viên tổ chuyên gia phải lập Bản cam kết theo Phụ lục 8 gửi bên mời thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm.

2. Trong trường hợp cần thiết, tổ trưởng tổ chuyên gia ban hành quy chế làm việc của tổ chuyên gia, trong đó bao gồm những nội dung chính như sau:

a) Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên;

b) Thời gian dự kiến hoàn thành việc đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Cách thức làm việc của tổ chuyên gia;

d) Các nội dung cần thiết khác.

Căn cứ quy định trên, Tổ chuyên gia sẽ thực hiện các việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm.

Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt, kể cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. (Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT).

16-585

Trách nhiệm "Cầm cân, nảy mực" của Tổ chuyên gia theo quy định của Luật Đấu thầu 2023 có gì mới?

Theo Điều 19 của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 quy định: 1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.

4. Chính phủ quy định chi tiết về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định.

Điểm mới của quy định trên: Quy định tại Điều 19 đã bãi bỏ quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2013 về điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu; bổ sung một điều mới quy định cụ thể đồng bộ hơn về phạm vi công việc, yêu cầu đối với thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định.

Với khung pháp lý hoàn thiện, đồng bộ, và luật hóa thêm tiêu chuẩn của đội ngũ “cầm cân, nảy mực”, hiệu quả thực thi pháp luật về đấu thầu kỳ vọng sẽ được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Thực tiễn hoạt động của Tổ chuyên gia 

Ngày 10/10 vừa qua, Báo Đầu thầu đã có bài viết đưa tin về "Gói thầu số 07 Thi công xây dựng đường Trần Phú nối dài thuộc Dự án Đầu tư xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu quy hoạch trung tâm hành chính, quảng trường huyện Đức Trọng (Lâm Đồng)" có giá 91,198 tỷ đồng vừa hoàn tất đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Trích "Theo biên bản mở thầu ngày 24/9/2023, có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Ngày 2/10/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng (Bên mời thầu) công bố báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT). Theo đó, Công ty TNHH Xây dựng công trình Hùng Vương bị đánh giá không đạt về năng lực kinh nghiệm. Cụ thể, Bên mời thầu cho biết, 5 thiết bị (2 máy đào, 3 máy ủi) do Nhà thầu Hùng Vương kê khai, qua xác minh giấy chứng nhận kiểm tra kỹ thuật an toàn do Công ty CP Dịch vụ kiểm định và An toàn lao động miền Trung cấp đều có dấu hiệu gian lận. Đơn vị cấp chứng nhận cho biết không phát hành các giấy chứng nhận nêu trên. Từ đó, Bên mời thầu kết luận Nhà thầu có hành vi kê khai thiết bị không trung thực.Tuy nhiên, Nhà thầu Hùng Vương cho rằng, kết luận nêu trên là chưa thỏa đáng, vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi và đặc biệt là uy tín của nhà thầu..." hết trích.Vụ việc trên, Tổ chuyên gia đã thực hiện việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật của nhà thầu, lập thành báo cáo trình cho bên mời thầu xem xét, quyết định.

04-5098

Vào tháng 7 vừa qua, Báo đầu thầu có bài viết "Đấu thầu tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận): Tổ chuyên gia có thực sự khách quan?". Theo nội dung bài viết này thì Tổ chuyên gia không chấp nhận việc làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu là công ty TNHH Đầu tư xây dựng Khải Tiên Gia đối với 04 gói thầu Thi công sửa chữa các trường học trên địa bàn xã Phước Kháng (238 triệu đồng); Thi công sửa chữa các trường học trên địa bàn xã Lợi Hải (608 triệu đồng); Thi công sửa chữa các trường học trên địa bàn xã Công Hải (239 triệu đồng) và Thi công sửa chữa các trường học trên địa bàn xã Bắc Phong (308 triệu đồng), cùng được chào hàng cạnh tranh qua mạng từ ngày 26/5 đến 2/6/2023, do Công ty TNHH Đồng Lợi Ninh Thuận tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá HSDT. Cụ thể, Tổ chuyên gia đã lập luận "các tài liệu chứng minh bổ sung nhân sự này không khách quan và không có tính pháp lý. “Việc Chủ đầu tư xác nhận nhân sự bổ sung có thể thấy đây chỉ là quan hệ “thân mật” trong quá trình thi công nên mới ký để cho các nhân sự của nhà thầu có kinh nghiệm dễ tham dự thầu các gói thầu khác trong tương lai". Kết luận này đã làm nhà thầu_công ty TNHH Đầu tư xây dựng Khải Tiên Gia bị loại và bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Cre QV