largeer

Hải Đăng

Hải Đăng

2022-07-11 10:30:00

Trả lời câu hỏi: “Giá đất cao thì nông dân cũng hưởng chứ có riêng công ty bất động sản đâu?”

Mình thì không hiểu vì sao bạn lại nói như vậy. Đúng là giá đất tăng làm một số nông dân trở nên giàu có. Nhưng đó là vì họ bán đất.

291865076_900324948026966_6075764784857533555_n

Vấn đề như sau.

Nông dân là người làm nông. Để làm nông thì cần đất. Một khi bán đất rồi thì coi như mất công cụ để làm ra tiền.

Vũng Tàu của mình là một ví dụ. Trước đây đa số người dân trồng nhãn và đi biển. Nhưng từ những năm 2000 trở đi, vì may mắn được đầu tư khai thác dầu khí, nên kinh tế phát triển vượt bậc. Có thể nói là ngang hoặc hơn Sài Gòn.

Kết quả là giá đất tăng chóng mặt. Nhiều nông dân dư đất nên bán bớt. Họ dùng tiền đó để mua xe, xây nhà trọ và hưởng thụ.

Nhưng chỉ sau vài năm thì nhiều người trắng tay vì đã tiêu hết tiền trúng đất kia. Vì không có học thức, họ không biết dùng tiền đó để làm gì. Vì không có kinh nghiệm kinh doanh nên khi mở quán hay làm ăn thì thua lỗ.

Số tiền nông dân thu được từ bán đất trông rất nhiều. Nhưng doanh nghiệp mua rồi bán lại với giá gấp vài chục lần. Một hộ có thể bán đất kiếm vài tỷ đồng, nhưng vài năm sau, vài tỷ đó chưa mua được một phần nhỏ trong dự án mới xây.

Hậu quả nghiêm trọng nhất là nó khuyến khích tư duy chụp giật.

Thay vì đầu tư làm nông nghiệp lâu dài, nông dân chỉ muốn kiếm tiền nhanh để hưởng thụ. Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Nha Trang và Phú Quốc là ví dụ tiêu biểu. Sau khi bán đất rồi, họ chỉ có tiền tiêu, rồi nó hết.

Cái bạn thấy chỉ là sự ảo giác tiền tệ chứ không có tính bền vững. Nếu nông dân hưởng lợi một, thì doanh nghiệp cấu kết hưởng lợi gấp trăm lần. Lúc đó, nông dân lại ở thuê trên chính mảnh đất mình sở hữu năm nào.

Theo Gia Cat Phuong