largeer

Minh  Tiến

Minh Tiến

2023-03-22 10:22:00

Tôi và bạn tôi góp tiền mua nhà chung nhưng đứng tên tôi. Khi mất, tôi di chúc để nhà cho bạn được không?

Vậy khi mất, nếu trước đó tôi lập di chúc để cho bạn tôi thì người này có được sở hữu hoàn toàn căn nhà không?

Tuổi Trẻ dẫn lời bạn đọc Nguyễn Thị Huy, quận 12:

* Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:Bạn có thể lập văn bản xác nhận số tiền góp của người bạn để mua nhà chung. Văn bản ghi cụ thể phần tỉ lệ góp tiền của mỗi người trên tổng giá trị căn nhà, tốt nhất văn bản có xác nhận của người bạn.

Trường hợp bạn muốn lập di chúc, có thể ghi vào di chúc nội dung để lại cho người bạn phần giá trị tương đương với phần tỉ lệ góp tiền của người bạn trên tổng giá trị căn nhà, đồng thời ghi rõ để trả phần góp tiền mua nhà của người bạn.

Như thế người bạn góp tiền chỉ được nhận phần di sản ghi tại di chúc.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015, điều 644 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 điều 621 của bộ luật này.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.