largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-05-10 17:06:00

Thực hư cơn sốt đất: Sốt trên miệng cò, mỗi ngày chỉ 20 lô đất

Trong lúc cả thế giới đang gồng mình chống chọi với covid-19, đời sống kinh tế đều đi xuống thì câu chuyện sốt đất ở Việt Nam thời gian gần đây đang khiến nhiều người cảm thấy...sai sai.

Lần đầu tiên sau nhiều tháng tin tức về dịch bệnh đã được nhường chỗ "hot" cho các thông tin về cơn sốt giá đất. Và cũng thật ngạc nhiên là tin tức về các cơn sốt lan rộng trong nhiều địa phương, tỉnh thành chứ không chỉ ở đô thị lớn như những đợt sốt giá trước đây.

"Sốt đất trên miệng cò?"

Theo báo Nhân Dân, "lộn xộn" và "bát nháo" về giá nhất phần lớn là ở các khu vực đất có thông tin liên quan đến quy hoạch, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị, bị giới đầu cơ, môi giới "thổi giá" gây nhiễu loạn thị trường.

Sốt đất ở Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Nhân dân.

Sốt đất ở Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Nhân dân.

Có thể kể tên một vài trường hợp điển hình như:

- Như dọc hai bên sông Hồng, nhiều khu vực vẫn đang chỉ là đất nông nghiệp nhưng đã bị thổi giá lên đến vài chục triệu/m2 sau khi có thông tin về việc xung quanh việc 13 quận huyện ở Hà Nội.

- Thông tin huyện Thanh Trì phấn đấu xây dựng kế hoạch lên quận vào năm 2023, thay vì năm 2025 như phê duyệt của Thành ủy Hà Nội khiến giá đất ở Thanh Trì và các huyện khác trong quy hoạch đã rộ tin tăng giá, là cơ hội khiến giới “cò vạc” bắt đầu nhòm ngó…

- Hay ngay khi có thông tin Tập đoàn Vingroup xây dựng Khu đô thị lấn biển, giá đất tăng mạnh lên đến 50 triệu đồng/m2...

Trước việc này, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ trên Nhân dân, phần lớn biến động của thị trường bất động sản đều liên quan đến quy hoạch. Vì thế, việc lập quy hoạch, triển khai thực hiện hay thay đổi điều chỉnh quy hoạch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi giá đất bị đẩy lên nhanh và ở mức quá cao.

Quy hoạch vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là cớ tạo ra các cơn sốt đất, do đó các cơ quan quản lý phải rất có trách nhiệm trong vấn đề quy hoạch và thông tin quy hoạch. Bên cạnh đó là những rủi ro về đầu cơ và tin đồn. Hiện các cơn sốt phần lớn xuất phát từ tin đồn, do đó ông khuyến cáo các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư vào bất động sản chưa đầy đủ thủ tục pháp lý.

Công chứng mỗi ngày 20 lô đất

Theo thông tin trên Người Lao Động, thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng, ghi nhận tại thời điểm "sốt đất" vào tháng 3/2021, Văn phòng Đăng ký đất đai quận Liên Chiểu, bình quân đăng ký chuyển quyền sử dụng đất cả quý 1 chỉ có 15 hồ sơ/ngày.

Công chứng đất đai tại quận Liên Chiểu chỉ 20 hồ sơ/ngày, Đà Nẵng khuyến cáo về tình trạng sốt đất ảo. Ảnh: Người Lao Động

Công chứng đất đai tại quận Liên Chiểu chỉ 20 hồ sơ/ngày, Đà Nẵng khuyến cáo về tình trạng sốt đất ảo. Ảnh: Người Lao Động

Trong tháng 3-2021 là khoảng 20 hồ sơ/1 ngày. Đối với các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận huyện khác, bình quân đăng ký chuyển quyền sử dụng đất quý 1 năm 2021 là 12 hồ sơ/1 ngày. Như vậy không có dấu hiệu tăng đột biến.

"Có thể có hiện tượng đầu cơ tạo "sốt đất" ảo để trục lợi tập trung ở các khu vực có các dự án lớn chuẩn bị triển khai. Vì vậy, khuyến cáo người dân và các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin có liên quan đến khu đất, dự án dự kiến đầu tư, để tránh rơi vào các chiêu trò thổi phồng thị trường, tăng giá đất ảo như đã từng xảy ra trước đây" – Sở TN&MT TP Đà Nẵng khuyến cáo.