Thấy bảng phá sản dẹp... không?
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều hoạt động dịch vụ, cửa hàng kinh doanh, sạp chợ bán lẻ… trên địa bàn Đồng Nai tạm đóng cửa để phòng, chống dịch. Tuy nhiên khi trạng thái bình thường mới được thiết lập, nhiều cơ sở kinh doanh đã không còn đủ sức để trụ lại, vậy nên trên nhiều tuyến phố không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều paner lớn treo biển xả hàng trả mặt bằng thậm chí ...bảng hiện phá sản cũng được nhiều cửa hàng trưng lên nhằm thu hút khách hàng với mong muốn thu hồi 1 phần vốn giảm thiểu thiệt hại
Mới đây trên page lớn của Đồng Nai đăng tải hình ảnh một cửa hàng thời trang treo biển xả hàng trả mặt bằng ở Biên Hòa
Nguyên văn như sau:
Góc cửa hàng thời trang xả hàng trả mặt bằng ở Biên HòaTình hình dịch kéo dài khiến nhiều cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, và cửa hàng thời trang cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh. Nay chủ cửa hàng TI SHOP không trụ nổi nên đã quyết định xả toàn bộ hàng trả mặt bằng. Cửa hàng rộng khoảng 250m2 với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng như quần Short, Jeans tây, sơ mi, áo thun, áo khoác và giày dép cho nhiều lứa tuổi mang kiểu dáng đơn giản, nhưng mang phong cách mới.
Hiện cửa hàng xả toàn bộ với giá sau khi giảm còn 50k - 150k.
- Áo khoác, quần Jean dài nam 150k
- Áo thun có cổ nam 100k, cổ tròn 80
- Áo sơ mi nam 100k
- Quần Jean nữ 150k
- Áo Thun nữ 50k
- Dây nịt 50k.....
Giờ mở cửa: 7h cho tới khi hết khách
Xin lưu ý, cửa hàng chỉ phục vụ không quá 10 người tại cùng thời điểm. Mọi người đảm bảo an toàn 5K khi mua sắm nhé.
Kèm theo đó là dòng địa chỉ và số điện thoại của chủ shop


Tuy nhiên đây không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, rất nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng cửa hiệu phải gồng gánh chi phí thuê mặt bằng và nhiều chi phí phát sinh khác.
Nhiều người thuê mặt bằng kinh doanh dài hạn chịu áp lực kép khi vừa không mở cửa kinh doanh được, vừa phải gánh chi phí mặt bằng cao. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp giữa người kinh doanh và chủ mặt bằng chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết vấn đề về miễn, giảm chi phí mặt bằng trong mùa dịch dẫn đến đôi bên cùng rơi vào thế khó.
Bà Nhã Trúc, chủ một số cơ sở kinh doanh ăn uống trên đường Hà Huy Giáp và Võ Thị Sáu (TP.Biên Hòa) cho hay, từ khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát khoảng đầu tháng 5-2021, các cơ sở kinh doanh của bà đã vắng khách và chỉ bán mang về. Đặc biệt, từ tháng 7, khi thực hiện giãn cách xã hội đến nay, các cơ sở kinh doanh của bà phải tạm ngưng bán hàng dưới mọi hình thức để phòng, chống dịch, trong khi mỗi tháng bà vẫn phải gánh một khoản tiền mặt bằng khá nặng.
Theo đó, trước kia phí mặt bằng cơ sở kinh doanh trên đường Võ Thị Sáu ở mức hơn 20 triệu đồng/tháng, còn cơ sở ở đường Hà Huy Giáp có mức 38 triệu đồng/tháng. Hiện người cho thuê đã giảm 60% tiền thuê mặt bằng trong 3 tháng 7, 8 và 9-2021, nhưng bà vẫn còn phải trả lần lượt khoảng 8 và 15 triệu đồng/tháng cho mỗi cơ sở.
Tương tự, ông C.A., chủ một hệ thống bán đồ ăn nhanh tại TP.Biên Hòa cho hay, hiện chuỗi của ông có 5 cửa hàng, ki-ốt đều phải tạm ngừng hoạt động gần 3 tháng nay. Tình hình hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, không có doanh thu trong khi tiền thuê mặt bằng hiện khá cao, dù nhiều người cho thuê đã giảm 50% tiền thuê.

Hiện nay, nhiều chợ bán lẻ, các sạp hàng tạp hóa đang tạm đóng cửa, nhiều gian hàng, ki-ốt kinh doanh dịch vụ ở các siêu thị cũng tạm ngừng hoạt động để tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh mong muốn được miễn, giảm các chi phí dịch vụ liên quan, đặc biệt là chi phi mặt bằng, thuế… trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, cũng như có phương án hỗ trợ phù hợp, kịp thời khi các hoạt động kinh doanh được hoạt động trở lại trong thời gian tới.
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh than thở, số hàng hóa tiêu thụ hiện nay chỉ bằng 10-20% so với trước đợt dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố gắng duy trì kinh doanh để chờ tình hình khá hơn, nhất là dịp cuối năm.
Dù không có con số thống kê cụ thể nhưng theo ghi nhận trên các tuyến phố kinh doanh lớn ở Đồng Nai, số cửa hàng dừng hoạt động, trả mặt bằng khá nhiều. Hầu hết số này là những hộ kinh doanh nhỏ, thuê mặt bằng mở cửa hàng, shop quần áo, giày dép. Nhiều người trả lại mặt bằng, thanh lý hàng để cắt lỗ vì đã quá giới hạn chịu đựng, một số cố duy trì, chờ tình hình khá hơn vào cuối năm.