largeer

lili

lili

2023-08-17 10:59:00

Tây Nguyên: Lại nóng tình trạng chảy máu khoáng sản

Thực trạng chảy máu tài nguyên nhất là khoáng sản như đất, cát, đá... đang là vấn nạn trên khắp cả nước mà nhiều bộ ngành đang ráo riết vào cuộc. Mới đây Tầm nhìn chuyên trang của Báo Tri thức và Cuộc sống và Khoa Học và đời sống đã đồng loạt đăng tài bài viết: Ea Súp - Đắk Lắk: Thất thoát tài nguyên khoáng sản nghiêm trọng tại mỏ đá Cư M'lan và Bài 1: Ea Súp (Đắk Lắk): Có hiện tượng ‘chảy máu’ khoáng sản?

Gói thầu mua sắm thiết bị tại Nhơ Trạch, chưa đóng thầu đã đầy kiến nghị

Xử nghiêm một số vụ dư luận bức xúc; tạm dừng cấp phép dự án, đình chỉ một số cơ sở khai thác khoáng sản trước khi Luật Khoáng sản (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Là những gợi ý của các chuyên gia, bên cạnh đó nhiều vụ việc đưa cơ quan chức năng đưa ra khơi tố như Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang bị khởi tố về tội nhận hối lộ do có liên quan tới vụ án xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68 và các đơn vị liên quan.

Theo đó, các bị can gồm: Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc), Võ Truyền Thống (Phó Tổng giám đốc) và Nguyễn Tấn Lịnh (Giám đốc điều hành mỏ Công ty Trung Hậu 68), bị khởi tố tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội đưa hối lộ.

Công an còn khởi tố sáu người khác là lãnh đạo, nhân viên công ty về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang bị khởi tố tội nhận hối lộ; Từ Quãng Xuân, Giám đốc Công ty Phước Xuyên bị khởi tố tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Công an cũng khởi tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thành công vụ, quy định tại Điều 356, Bộ luật hình sự, đối với bảy bị can gồm: Huỳnh Văn Thái, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở TN&MT tỉnh An Giang; Trần Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Sở TN&MT; các nhân viên Trung tâm Quan trắc Sở TN&MT tỉnh An Giang gồm: Trương Minh Tâm, Thái Thành Quý, Lê Nhựt Trường, Nguyễn Văn Thọ; và Bùi Minh Tuân, là Giám đốc Công ty Việt Khoa.

Theo công an, Công ty cổ phần đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác tổng khối lượng hơn 1,53 triệu m3 cát để cung cấp cho 4 công trình.

Lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, Lê Quang Bình đã chỉ đạo nhân viên và thuê các đối tượng liên quan tổ chức khai thác hơn 4,78 triệu m3 cát, vượt trữ lượng được cấp phép hơn 3,2 triệu m3, có giá trị tạm tính khoảng 253 tỉ đồng.

Số lượng cát được khai thác trên không được ghi vào sổ sách và không được nộp nghĩa vụ tài chính.

Mỏ cát ở An Giang liên quan tới Công ty Trung Hậu đã tỏ, trở lại với mỏ đá Cư M'lan ọa lạc tại thôn 2, xã Cư M'lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang có dấu hiệu thất thoát tài nguyên khoáng sản, Cơ quan chức năng ở đâu?

Nội dung bài viết trên Tầm nhìn

Ea-Súp-Đắk-Lắk-Thất-thoát-tài-nguyên-khoáng-sản-nghiêm-trọng-tại-mỏ-đá-Cư-Mlan_page-0001

Mỏ đá có trạm cân chỉ để “đối phó”?!

Thời gian gần đây, tòa soạn báo Tri thức và Cuộc sống nhận được phản ánh của người dân về tình trạng thất thoát tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Để có thông tin chính xác, những ngày giữa tháng 8 - 2023, nhóm phóng viên Tầm nhìn – báo Tri thức và Cuộc sống (PV) có mặt tại thôn 2, xã Cư M'lan, huyện Ea Súp để ghi nhận thực tế sự việc.

Tại mỏ đá Cư M'lan, PV ghi nhận các xe tải ben luân phiên hoạt động chở khoáng sản nguyên khai di chuyển từ địa điểm khai thác đến khu chế biến đá thành phẩm không đi qua trạm cân mặc dù trạm cân tải trọng cách đó chỉ chưa tới 100m.

Cùng thời điểm, PV ghi nhận các xe tải ben khác (xe 3 chân, 4 chân) vào mỏ mua đá thành phẩm đem đi tiêu thụ. Lần lượt các xe tải ben mang kiểm kiểm soát 78H – 040.60, 49H – 025.49,... chở đá từ địa điểm lấy khoáng sản đi ra ngoài đều không đi qua trạm cân, camera giám sát.

Ở một diễn biến khác, PV tiếp tục ghi nhận hoàng loạt xe tải 3 chân, 4 chân vào lấy đất trong khuôn viên mỏ đá Cư M'lan mang đi tiêu thụ

Tại thời điểm này trạm cân tải trọng mỏ đá thuộc Công ty Cư M'lan chỉ để trang trí, còn chức năng hoạt động thì gần như không. Như vậy có thể nói việc mỏ đá của Công ty Cư M'lan lắp trạm cân nhưng không sử dụng là có cơ sở. Câu hỏi đặt ra là khối lượng khoáng sản đã khai thác là bao nhiêu, công ty ghi chép bằng cách nào?

Để có câu trả lời khách quan, đa chiều theo phản ánh của người dân và bạn đọc, PV đã liên hệ đặt lịch tới UBND huyện Ea Súp. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành của huyện Ea Súp có liên quan sẽ trả lời báo chí như thế nào chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong bài sau.

Từ việc mỏ đá của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan không tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản vậy câu hỏi đặt ra là việc Kiểm soát theo dõi, sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác hàng năm (báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ; hóa đơn/phiếu xuất kho, phiếu cân; các hóa đơn chứng từ liên quan đến nộp thuế, phí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Sẽ được tính toán như thế nào, Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan có đang trục lợi trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của nhà nước.

Công tác quản lý, giám sát việc khai thác, vận chuyển khoáng sản ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đang tồn tại nhiều bất cập. Đây là lỗ hổng dẫn tới nguy cơ thất thoát khoáng sản và thất thu thuế, UBND huyện Ea Súp sẽ nói gì về vấn đề này, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk sẽ xử lý thực trạng trên ra sao.

Tầm nhìn - báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin sự việc./.

Thông tin trên Khoa học và Đời sống

Ea-Súp-Đắk-Lắk-Có-hiện-tượng-chảy-máu-khoáng-sản-Khoa-học-và-Đời-sống_page-0001

Trước nghi vấn có tình trạng các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk “né” trạm cân, camera giám sát, phóng viên đã có mặt tại mỏ đá của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan (mỏ đá Cư M'lan) tại thôn 2, xã Cư M'lan, huyện Ea Súp.

Theo ghi nhận, mỏ đá Cư M'lan có lắp đặt trạm cân tại vị trí đường ra của khu vực khai thác và có lắp đặt camera giám sát trước các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 158/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản.

Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy không hiểu vì lý do gì, sau khi đã vận chuyển khoáng sản từ khu vực khai thác ra, nhiều phương tiện mang biển kiểm soát (78H - 040.60, 49H - 025.49,...) đã đi thẳng thay vì di chuyển vào trạm cân và qua camera giám sát. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và hàng ngày trong thời gian phóng viên có mặt tại khu vực mỏ.

Việc các phương tiện vận chuyển khoáng sản “né” trạm cân như vừa nêu sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn nói riêng và gây thất thu ngân sách Nhà nước nói chung.

Theo Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 158/2016 quy định: “Định kỳ hàng tháng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thống kê, tính toán, cập nhật số liệu trong sổ sách, tài liệu quy định tại Điều 41 Nghị định này để khai báo sản lượng tính thuế tài nguyên khoáng sản và xác định sản lượng khai thác hàng năm trong báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản để gửi cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 158/2016 cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lưu trữ chứng từ, tài liệu quy định tại Điều 41 Nghị định này từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ cho đến khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản về tính chính xác của thông tin, số liệu”.

Ngoài ra, Tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 158/2016 cũng nêu rõ: “Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu hoặc lập nhưng không đầy đủ; lập nhưng không lưu giữ đầy đủ hoặc số liệu, thông tin không chính xác dẫn tới thất thoát ngân sách Nhà nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Tình trạng việc mỏ đá Cư M'lan cho xe không qua trạm cân chính quyền địa phương có nắm được thông tin? Trường hợp nắm được thông tin chính quyền địa phương sẽ có động thái như thế nào? Phóng viên đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND huyện Ea Súp và được đại diện UBND huyện cho biết sẽ cho kiểm tra và có báo cáo, trường hợp có dấu hiệu vi phạm sẽ chuyển hồ sơ qua cơ quan công an.

Ngày 15/08, UBND huyện Ea Súp đã giao phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế -Hạ tầng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND huyện trả lời báo chí chậm nhất lúc 10h ngày 18/08/2023.

Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên tình trạng xe vận chuyển khoáng sản “né” trạm cân cũng diễn ra tại mỏ cát Quỳnh Ngọc (xã Ea Na, huyện Krông Ana), mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam, Mỏ đá của Công Ty TNHH Xây Dựng Hoàng Vũ,...

Để nắm bắt thông tin về việc có hay không tình trạng “né” trạm cân này, ngày 7/8/2023 phóng viên đã đặt lịch làm việc với Cơ quan Công an, Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.