largeer

Saigon 247

Saigon 247

2021-06-04 08:34:00

Sự thật tại "siêu dự án tâm linh" Đại Tùng Lâm của Tập đoàn Hoa Sen

Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen khiến nhiều người dân bức xúc vì không có nước phục vụ sinh hoạt, không còn đường lên rẫy và nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường.

Theo phản ảnh trên Môi trường và Đô thị cho biết, thực tế tại hiện trường dự án thời điểm cuối tháng 5/2021, Khu du lịch Đại Tùng Tâm này nằm cạnh dự án kè suối chống sạt lở của Cục Quản lý đường bộ, Bộ GTVT.

Theo phản ánh của người dân thị trấn Đạ M'ri, khi làm dự án này, chủ đầu tư đã lấy đi con đường đất lên rẫy của các hộ dân phục vụ cho việc chở vật liệu ra vào dự án. Để tạo lối đi mới cho người dân, chủ đầu tư đã làm một con đường trải nhựa.

Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm đang trở thành đại công trường trên núi ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: MT&ĐT

Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm đang trở thành đại công trường trên núi ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: MT&ĐT

Tuy nhiên, con đường mới này lại lập barie, có bảo vệ túc trực canh gác 24/24h kiểm soát các phương tiện qua lại. Mặc dù, năm 2020, ông Trần Huy Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen lên tiếng giải thích, đơn vị được giao quyền quản lý rừng nên phải kiểm soát người ra vào, hạn chế các đối tượng xấu vào đốt phá rừng.

Thế nhưng, một số người dân ở thị trấn Đạ M'ri vẫn khẳng định, họ bị “gây khó dễ” khi lên chính nương rẫy của mình. Đây là con đường duy nhất để vào rẫy canh tác nhưng nhiều lần người dân bị bảo vệ của dự án chặn lại kiểm soát. Thậm chí có lần lực lượng bảo vệ còn yêu cầu người dân phải tắt máy, xuống xe dắt đi một đoạn dài đường đồi núi.

Bên cạnh đó, có 2 con suối chảy qua dự án, đây cũng là nguồn nước sinh hoạt, phục vụ tưới tiêu của hơn 10 hộ dân nhưng cũng bị chủ đầu tư tác động, đặt cống làm lối đi tạm dẫn tới sinh hoạt và hoạt động canh tác của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để có đất phục vụ dự án, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Đại Tùng Lâm đã mua lại một quả đồi ở phía đối diện, tiến hành đào múc với khối lượng lớn.

Một lãnh đạo UBND thị trấn Đạ M'ri cho hay, mấy quy trình của dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm chưa đảm bảo nên hiện nay đang bị rào lại, đình chỉ, không cho chủ đầu tư thi công.

"Qua kiểm tra một số hạng mục chưa đảm bảo. Sau kiến nghị, phản ảnh của dân, chúng tôi cũng tiến hành lập biên bản đình chỉ để các cơ quan Nhà nước kiểm tra lại việc san lấp như vậy đã đảm bảo, đúng với diện tích chưa? Trước mắt chúng tôi vẫn đang lập biên bản, hiện giờ dự án đã ngưng, không làm nữa", vị lãnh đạo UBND thị trấn Đạ M'ri cho hay.

Một phần quả đồi ở phía đối diện bị chủ đầu tư đào múc, lấy đất phục vụ cho xây dựng dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm. Ảnh: MT&ĐT

Một phần quả đồi ở phía đối diện bị chủ đầu tư đào múc, lấy đất phục vụ cho xây dựng dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm. Ảnh: MT&ĐT

Tuy nhiên, thực tế cho thấy Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm đang trở thành đại công trường với hàng triệu m3 đất đồi bị san gạt trên núi ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cùng hàng trăm công nhân làm việc mỗi ngày.

Được biết, hơn 5000 m2 đất được Nhà nước cấp GCNQSDĐ của người dân đang bị Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen xâm chiếm trái phép để thực hiện dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen tại thị trấn Đạ M’ri . Đó là những gì được người dân phản ánh trong đơn cầu cứu gửi cơ quan chức năng.

Thông tin trên Doanh nhân và Pháp lý

dn

Theo tìm hiểu được biết, năm 2011, ông Lê Phước Vũ khởi công xây dựng dự án Đại tùng lâm Hoa Sen (tên chính thức được cấp phép là dự án "Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hoá tâm linh B’ Nom Lunu - Hoa Sen).

Đại tùng lâm Hoa Sen tọa lạc tại xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, có tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng trên diện tích gần 600 ha. Dự án này đến nay vẫn chưa hoàn thành sau 10 năm.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen từng chia sẻ trên truyền thông rằng: "Đơn vị mang công sức, tiền của ra đầu tư với mong muốn làm thay đổi và mang lại diện mạo cho một vùng đất mới."

Tuy nhiên, có vẻ dự án đang đi ngược lại với mong muốn của chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen?