largeer

Chovietonline.net

Chovietonline.net

2022-06-25 10:00:00

Sự thật đằng sau "ánh hào quang" của cà phê Việt Nam

Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta. Nhưng đằng sau ánh hào quang đó còn nhiều câu chuyện mà ít ai muốn nhắc đến.

1

Những con số làm nên ánh hào quang

Có thể nói, cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu.

Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: Châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh. Tại thị trường EU, Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm 16,1% thị phần về lượng. Vị trí này đã được giữ vững trong nhiều năm liên tục và sẽ không bị soán ngôi do Colombia đứng thứ ba mới xuất khẩu được 8,4% sản lượng thế giới.

2

Năm 2021, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn mang về hơn 3 tỉ USD - con số đóng góp ấn tượng cho tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện khó khăn.

Lâu nay nhắc tới sự thiệt thòi của cà phê Việt Nam người ta chỉ nói là do cà phê Việt xuất khẩu thô quá nhiều khiến giá trị gia tăng thấp. Giá cho một tấn cà phê nhân trên sàn giao dịch của thế giới thời điểm gần đây nhất trung bình là 3.600 USD. Trong khi xuất khẩu cà phê nhân chỉ đạt khoảng 2.400 USD. Sự chênh lệch tới 1.200 USD được gọi là một sự thiệt thòi.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ, còn quá nhiều thiệt thòi trong việc xuất khẩu cà phê Việt Nam mà người ta ít nhắc đến.

3

Có những con số khiến chúng ta giật mình: Top thương hiệu cà phê dễ nhận biết nhất trong thị trường cà phê rang xay và cà phê hòa tan ở Việt Nam là Nestle của Nestle; Vinacafe và Wake up của Vinacafe; cà phê Phố của Food Empire. Nestle dẫn đầu với 35%, Vinacafe 20,2%, Trung Nguyên 18,7% và Food Empire với 3,6%. Không khó để có thể nhận ra rằng trong 4 công ty nói trên có tới 3 công ty thuộc sở hữu của nước ngoài. Như vậy, ngay cả trên đất nước mình, người tiêu dùng đang dùng những sản phẩm cà phê mà chúng ta đã bán thô trước đó.

Một thiệt thòi nữa cần được nhắc đến đó là việc chúng ta luôn bị ép giá khi giao dịch cà phê bằng phương pháp “trừ lùi”. Điều này càng khiến sự thiệt thòi trở nên thiệt kép, tức là cả doanh nghiệp xuất khẩu thiệt thòi, người trồng cà phê thiệt thòi.

Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu cà phê robusta, hay còn gọi là cà phê vối. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa làm chủ được giá cà phê bán ra mà mức giá này hoàn toàn do các sàn giao dịch cà phê đặt tại New York hay London chi phối. Cung cách kinh doanh theo hình thức “bán lùi, bán trước” của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu tại Việt Nam cho biết, 80 - 85% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được bán theo hình thức “trừ lùi”. Tức là doanh nghiệp ký hợp đồng bán cà phê từ trước, lấy tiền tạm ứng của bên mua và thường đến mùa thu hoạch sẽ giao hàng. Lúc đó, mức giá mới được ấn định theo giá cà phê tại các sàn giao dịch trên thế giới trừ đi vài chục đến hơn 100 USD/tấn.

Biểu đồ các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới

Biểu đồ các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới

Chính vì đã bán trước một lượng lớn cà phê trên giấy theo hình thức trừ lùi, nên đến vụ thu hoạch, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường bị ép giá.

Thông thường, người mua cà phê là những nhà tài phiệt nên họ dư sức để thao túng giá trên sàn giao dịch. Ngoài việc họ biết rất rõ “sức khỏe” tài chính của các công ty bán cà phê ở Việt Nam, họ còn sử dụng các lý do như chi phí vận chuyển khi bên mua nhận tại cảng của người bán; Hoặc do chất lượng, uy tín của thương hiệu cà phê của nước này so với nước khác trong khi mức giá sàn là chung nên phải áp dụng trừ lùi…

Các nhà xuất khẩu cà phê trong nước gần 20 năm qua chưa bao giờ làm chủ mức “trừ lùi”, có niên vụ, mức trừ lùi bình quân lên tới 300 đô la Mỹ/tấn trong khi giá cà phê giao dịch cùng thời điểm chỉ có 700 đô la. Nhưng có năm, như năm nay, mức “trừ lùi” xê dịch quanh 100 đô la/tấn.

Người mua có quyền áp đặt mức “trừ lùi”. Những người mua cho dù ở châu Âu hay châu Mỹ nhưng kỳ lạ một điều là họ luôn đặt ra được một mức “trừ lùi” thống nhất cho tại một thời điểm mua nào đó, trong khi các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam lại không làm được điều tương tự.

Các công ty bán cà phê chính là những người thu mua cà phê của người trồng. Do đó người nông dân cũng chính là người cuối cùng bị thiệt thòi do ép giá.

5

Các doanh nghiệp và nhà quản lý đã nhận ra được sự thiệt thòi này và có nhiều giải pháp được đưa ra. Theo một chuyên gia cà phê, Muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có giá trị gia tăng cao hơn.

6

Nhưng vì sao đến giờ vẫn chưa thoát khỏi những thiệt thòi?

Việt Nam có tới hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng còn nhiều doanh nghiệp dù bị trừ lùi bị ép giá nhưng vẫn làm vì “không bảo được nhau”. Cũng chính vì “mạnh ai nấy làm” nên tổng lượng hàng đã được ký bán trên giấy theo hình thức trừ lùi nhiều khi cao hơn lượng cà phê thực có ở Việt Nam.

Một sản phẩm cà phê của Việt Nam.

Một sản phẩm cà phê của Việt Nam.

Đã đến lúc cần phải đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam và giữa Việt Nam với các cường quốc cà phê, giống như một OPEC về cà phê. Khi đó người đưa ra giá sẽ là ở Việt Nam, Brazil, Colombia chứ không phải là các nhà tài phiệt London hay New York.

Nếu không làm được thì câu chuyện bị ép giá, bị mất thương hiệu cà phê Việt Nam sẽ vẫn còn tiếp diễn!