largeer

Mèo mun

Mèo mun

2021-08-04 01:13:00

Sở Y tế TP.HCM 2 lần ra văn bản khẩn thu hồi 2 văn bản ban hành trước chỉ trong một ngày

Chỉ trong vòng 1 ngày 3-8, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành 3 văn bản, trong đó có 2 văn bản để thu hồi các văn bản đã ban hành trước đó.

Ngày 3/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có công văn khẩn (số 5216) về việc mua thuốc để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 gửi các bệnh viện trực thuộc, bệnh viện điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19.

Theo văn bản này, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nêu rõ, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các chuyên gia điều trị COVID-19 đã chia sẻ kinh nghiệm về thực tiễn sử dụng hai loại thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống để trị bệnh nhân hiệu quả, cứu được kịp thời nhiều người.

Cụ thể: Thuốc Medrol (hoạt chất Methylprednisolone) 16mg của Công ty Pfizer (thuốc kháng viêm) sáng uống 1 viên. Thuốc Xarelto (hoạt chất Rivaroxaban) 20mg của Công ty Bayer (thuốc kháng đông) sáng uống 1 viên.

Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân có rối loạn đông máu và viêm loét dạ dày nặng.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị mua gấp các thuốc trên để kịp thời điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Nơi cung ứng hai loại thuốc trên là Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Công ty Phytopharma).

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ Phòng Nghiệp vụ Dược để được hướng dẫn kịp thời.

Tuy nhiên, văn bản này vừa ban hành đã dấy lên dư luận tranh cãi. Bởi theo nhận xét của một chuyên gia y tế thì Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chỉ định mua thuốc của một đơn vị cụ thể là Công ty Phytopharma, trong khi còn nhiều loại thuốc generic (thuốc hết bản quyền) rẻ hơn. Ngoài ra, văn bản hành chính lại chỉ định cụ thể liều dùng, trong khi việc này phải là của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chỉ định thực tế mỗi trường hợp bệnh nhân.

Ngoài ra, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chỉ nên ghi hoạt chất để các đơn vị tự lựa chọn nhà sản xuất khi nhập mua, chứ không phải ghi cụ thể tên thuốc…

Về phía Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong chiều 3/8, cơ quan này đã ban hành công văn số 5279 thay thế công văn số 5216 ban hành cùng ngày (3/8) về việc mua thuốc để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, một số bệnh viện có nhu cầu sử dụng thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống để điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Đó là hoạt chất Methyl Prednisolon (kháng viêm) và Rivaroxaban (kháng đông).

Do đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và phác đồ điều trị của Bộ Y tế, Hội đồng Thuốc và điều trị của bệnh viện nghiên cứu xem xét phê duyệt và xây dựng phác đồ điều trị có sử dụng các thuốc nói trên tại đơn vị.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu việc sử dụng các thuốc trên phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Việc mua sắm thuốc phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19 được áp dụng theo các quy định hiện hành.

Nghiêm cấm các nhà thuốc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bán các thuốc nêu trên khi không có đơn thuốc hợp lệ của bác sĩ.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sẽ xử phạt nghiêm các cơ sở kinh doanh có hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý các thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Nội dung văn bản mới nhất thu hồi 2 văn bản ban hành trước đó - Ảnh: CTV

Nội dung văn bản mới nhất thu hồi 2 văn bản ban hành trước đó - Ảnh: CTV

Tối 3-8, Sở Y tế TP.HCM tiếp tục có văn bản khẩn gửi các bệnh viện trong, ngoài công lập; cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 và các bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn về việc "thu hồi văn bản 5216 và 5279".

Tất cả các văn bản này do phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam ký, ban hành trong cùng một ngày (3-8).

Như vậy trong ngày 3-8 Sở Y tế TP.HCM ban hành 3 văn bản: (1): Văn bản số 5216 về việc "mua thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19". (2): Văn bản số 5279 về việc "thay thế văn bản 5216". (3): Văn bản số 5289 về việc "thu hồi văn bản 5216 và 5279".

Tại văn bản 5289 vừa được ban hành, Sở Y tế TP.HCM nêu lý do: "Do một số nội dung chưa phù hợp, nay Sở Y tế TP.HCM thu hồi 2 văn bản nói trên và sẽ có hướng dẫn cho các đơn vị sau".

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, người trực tiếp ký 3 văn bản - cho biết lý do thu hồi các văn bản nêu trên là để xây dựng phác đồ điều trị cụ thể rồi ban hành sau.

Vậy các loại thuốc được đề cập trong văn bản chưa có trong phác đồ điều trị? Ông Nam nói "vẫn có trong phác đồ", tuy nhiên "văn bản đầu tiên ghi cụ thể quá tên biệt dược, tên công ty sản xuất nên điều chỉnh lại bằng văn bản thứ 2. Nhưng khi trao đổi với các cơ quan chuyên môn quyết định để bổ sung phác đồ, hướng dẫn cho cụ thể".

Văn bản 5216 của Sở Y tế TP.HCM

Văn bản 5216 của Sở Y tế TP.HCM

Văn bản 5279 của Sở Y tế TP.HCM

Văn bản 5279 của Sở Y tế TP.HCM

Nội dung văn bản 5216 đề nghị các đơn vị mua gấp các thuốc trên để kịp thời điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Nơi cung ứng 2 thuốc trên: Công ty cổ phần Dược liệu trung ương 2 (Công ty Phytopharma).

Văn bản này "giới thiệu" tên biệt dược của thuốc, tên công ty sản xuất và chỉ định liều lượng sử dụng của thuốc kháng viêm Medrol (Methyl prednisolone) 16mg (Công ty Pfizer) sáng uống 1 viên và thuốc kháng đông Xarelto (Rivaroxaban) 20mg (Công ty Bayer) sáng uống 1 viên...

Nội dung văn bản 5279 đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và phác đồ điều trị của Bộ Y tế; hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện nghiên cứu xem xét xây dựng phác đồ điều trị có sử dụng các thuốc nói trên. Việc sử dụng các thuốc trên phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, việc mua sắm thuốc phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19 được áp dụng theo các quy định của Luật đấu thầu; nghiêm cấm các nhà thuốc trên địa bàn TP.HCM bán các thuốc nêu trên khi không có đơn thuốc hợp lệ của bác sĩ.

Sở Y tế TPHCM sẽ xử phạt nghiêm các cơ sở kinh doanh có hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý các thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Trước đó, Bộ Y tế cũng phải ra văn bản thu hồi khi công bố "bảng vàng" 12 loại thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19; đã xuất hiện hiện tượng một trong số các sản phẩm nằm trong danh mục này được “thổi phồng” công dụng và niêm yết giá cao chóng mặt. 

Sự việc đã vấp phải phản ứng mạnh từ người dân, không chỉ gây nhiễu loại thị trường, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trục lợi từ người dân, mà còn gây tâm lý hoang mang tích trữ. Sự việc vẫn chưa lắng xuống thì sự kiện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thu hồi văn bản chỉ định mua 2 loại thuốc điều trị COVID-19 một lần nữa lại khiến cộng đồng dậy sóng.