largeer

Thy Na

Thy Na

2021-08-07 18:50:00

Sinh viên lo lắng về tiền thuê trọ phải trả mỗi tháng khi đang thực hiện giãn cách

Trong lúc TP.HCM áp Chỉ thị 16, nhiều sinh viên bị kẹt lại thành phố vừa thực hiện giãn cách tại nhà trọ vừa phải 'gồng mình' với chi phí mỗi ngày. Khi được hỏi về việc đóng tiền trọ, nhiều sinh viên buồn bã nói “không biết phải làm sao”.

Thời điểm TP.HCM đang thực hiện giãn cách có rất nhiều lao động bị tạm ngưng hoặc mất việc làm, bị mắc kẹt ở thành phố và việc phải xoay sở cuộc sống thế nào giữa đất Sài Thành trong hoàn cảnh hiện tại. Trong số những người bị kẹt lại ở TP.HCM vì dịch Covid-19 có một số sinh viên chỉ biết trông chờ vào thức ăn do các nhà hảo tâm hỗ trợ và nợ tiền trọ vì không thể đi làm thêm trong khi gia đình hết khả năng chu cấp.

Tác giả Phạm Hữu trên Thanh Niên ngày 6/8 có chia sẻ về hoàn cảnh của những sinh viên kẹt lại TP.HCM do dịch Covid-19 đang "gồng mình' với tiền trọ. Nội dung chia sẻ: 

"Một số bạn trẻ như Nguyễn Tiến Phương, sinh viên năm 1 Trường ĐH Công Thương TP.HCM, may mắn được chủ nhà cho nợ tiền trọ. Lâu nay, tiền trọ, tiền sinh hoạt đều dựa vào thu nhập của mẹ Phương, vốn làm nghề buôn bán ve chai. Khi dịch Covid-19 bùng phát, mẹ Phương không thể kiếm tiền nên sống chủ yếu nhờ nguồn tiết kiệt ít ỏi. May mắn là chủ nhà cho mẹ con Phương nợ 2 tháng tiền trọ (tháng 6 và 7). Tiền trọ là 3 triệu/tháng chưa kể tiền điện nước.Nếu chủ đòi tiền thuê trọ thì nam sinh viên này cũng không có câu trả lời. “Bởi tiền tiết kiệm gần cạn nhưng tiền trọ cứ dồn mỗi tháng nhiều hơn. Giờ tôi cũng không biết làm sao”, Phương chia sẻ.

khunhatro

Tương tự, Nguyễn Đặng Như Ý, sinh viên năm 1 Trường ĐH Nông Lâm, cũng sống cùng mẹ trong phòng trọ. Tiền phòng trọ và ăn uống mỗi ngày đều trông chờ vào việc làm thuê của mẹ. Còn tiền học thì Như Ý tự mình đi làm thêm để chi trả.Khi dịch Covid-19 bùng phát, hai mẹ con Ý mất hết các nguồn thu nhập nhưng vẫn phải đóng tiền trọ mỗi tháng mà không được miễn giảm.“May mắn là phòng trọ em được nhiều cô chú ở ngoài hỗ trợ thức ăn. Khi hết đồ hỗ trợ thì em ra ngoài mua, nhưng cũng chỉ mua rau. Nếu dịch kéo dài quá thì cũng không ổn vì nhà em làm thuê ăn hàng ngày. Giờ kéo theo tiền thuê trọ nữa thì không thể gồng nổi nữa. Nếu khó quá chắc em phải vay mượn tiền từ họ hàng”, Như Ý chia sẻ.

Hết dịch sẽ đi làm trả nợ nhà trọThuê phòng trọ ở đường Tăng Nhơn Phú, TP.Thủ Đức (TP.HCM), Hứa Như Quỳnh (sinh viên năm 3, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) lắm lúc bật khóc khi nghĩ về khoản tiền trọ phải đóng mỗi tháng.Nữ sinh viên bị mắc kẹt lại TP.HCM cho hay bố ở quê (tỉnh Đắk Nông) làm nông và mẹ phải vào tỉnh Bình Dương làm công nhân mới đủ tiền lo cho 4 chị em ăn học.Thông thường, mẹ hỗ trợ tiền trọ, còn Quỳnh có học bổng và làm gia sư để tự lo khoảng sinh hoạt phí. Thế nhưng, gần 2 tháng nay, mẹ mất việc vì công ty bị phong tỏa và Quỳnh không thể làm thêm nên còn nợ tiền trọ, dù đã được giảm đến 50%.

Một số sinh viên cho biết chờ hết dịch sẽ đi làm thêm để trả nợ tiền thuê trọ Ảnh: TRÍ THIỆN

Một số sinh viên cho biết chờ hết dịch sẽ đi làm thêm để trả nợ tiền thuê trọ Ảnh: TRÍ THIỆN

“Trong túi của em giờ còn hơn 100.000 đồng, tài khoản ngân hàng còn hơn 200.000 đồng. Em nhận được gạo, rau củ từ nhiều nhà hảo tâm. Mỗi ngày em ăn tiết kiệm, một bữa cơm và 2 bữa mì gói qua bữa”, Như Quỳnh chia sẻ khi gần như mất khả năng chi trả tiền trọ. Dù được nợ tiền trọ nhưng cô cho rằng bản thân rất lo lắng vì gia đình không còn khả năng chu cấp.Nữ sinh viên chỉ mong hết dịch để được đi làm hoặc vay tiền để trả tiền trọ. “Khi rơi vào hoàn cảnh như thế này, tôi phải tự tìm cách lo cho mình vì nhiều người ngoài kia còn khổ hơn mình”, Quỳnh cho hay.Còn nam sinh viên Tiến Phương nói: “Tôi chỉ biết chờ chủ nhà thông báo xem như thế nào. Nếu không giảm thì tôi xin nợ, còn giảm thì tôi tìm cách đóng rồi sau đó hết dịch đi làm thêm để trả nợ tiền thuê trọ cho anh chủ”. "

Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh ở TPHCM thì gần đây một số địa phương cũng có chính sách hỗ trợ đưa công dân "hồi hương" nhưng cũng còn lại một số bạn sinh viên còn "mắc kẹt" lại. Trên MXH cũng có rất nhiều ý kiến về "gói hỗ trợ" cho các bạn sinh viên còn bị "kẹt" lại thành phố Hồ Chí Minh. 

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

"Nhiều gói hỗ trợ khó khăn trong mùa dịch mà không thấy sinh viên được thụ hưởng. Sinh viên là công dân trên 18 tuổi chưa có việc làm và đang rất khó khăn tôi mong rằng thành phố hãy xem xét trợ cấp khó khăn trong mùa dịch"  theo tôi đó cũng là ý kiến hay, rất mong đợt hỗ trợ lần 2 của thành phố các bạn sinh viên ấy có thể được quan tâm, chia sẻ.