largeer

Ha Na

Ha Na

2023-07-28 14:19:00

Quy trình đấu thầu rộng rãi theo quy định của Luật Đấu thầu 2023

Đấu thầu rộng rãi là một hình thức đấu thầu phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.

Đấu thầu rộng rãi là gì?

Được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023, Đấu thầu rộng rãi được hiểu như sau:
Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu không giới hạn số lượng nhà thầu tham dự. Bạn có thể tham gia đấu thầu gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà không cần lo lắng về việc bị giới hạn số lượng nhà thầu tham gia. 

Hình thức đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023 có một số bổ sung, thay đổi nhỏ so với Luật Đấu thầu 2013 về việc phải nêu ra lý do và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi (khoản 2 Điều 21)

Quy trình đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào?

Theo quy định khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023, Quy trình đấu thầu rộng rãi được quy định như sau:

1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; 
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng. 

Như vậy, đối với đấu thầu rộng rãi, quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo 6 bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Ở bước này, bên mời thầu cần thực hiện lập hồ sơ mời thầu (HSMT) và thẩm định, phê duyệt HSMT. Sau khi lập xong, hồ sơ mời thầu cần được thẩm định trước khi phê duyệt.
  • Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu tiến hành đăng tải thông báo mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Sau đó, nhà thầu dựa trên những yêu cầu của HSMT để chuẩn bị, lập hồ sơ dự thầu (HSDT) và nộp lại cho bên mời thầu.
  • Bước 3: Đánh giá HSDT. Hết thời gian nộp thầu, bên mời thầu sẽ đóng thầu. Trong thời gian 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu, bên mời thầu và tổ chuyên gia sẽ tiến hành công khai việc mở thầu và tiến hành đánh giá HSDT. Sau đó, tổ chuyên gia sẽ thực hiện việc đánh giá các hồ sơ dự thầu, lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét.
  • Bước 4: Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

*** Lưu ý: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

  • Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
  • Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Để được tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý miễn phí quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư Sài Gòn 247.

  • Hotline: 0845.247.247 - 0816.00.11.33
  • Zalo/Viber: 0845.247.247 - 0816.00.11.33
  • Email: [email protected]