Quên nộp phí duy trì trên muasamcong có đảm bảo tư cách hợp lệ không?
Thời gian gần đây do tình hình kinh tế rơi vào suy thoái toàn cầu dẫn tới nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều nhà thầu dồn dập quay trở lại Muasamcong để tìm kiếm các gói thầu của đầu tư công và không ít trường hợp các nhà thầu quên không nộp phí duy trì...
Thời gian gần đây do tình hình kinh tế rơi vào suy thoái toàn cầu dẫn tới nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều nhà thầu dồn dập quay trở lại Muasamcong để tìm kiếm các gói thầu của đầu tư công và không ít trường hợp các nhà thầu quên không nộp phí duy trì, vậy nếu quên nộp phí duy trì trên muasamcong có đảm bảo tư cách hợp lệ của nhà thầu không?
Nhà thầu cần có những gì để đảm bảo tư cách hợp lệ?
Tư cách hợp lệ của Nhà thầu, nhà đầu tư được quy định tại điểm 1 Điều 5 Luật đấu thầu 2013, cụ thể như sau:
Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Tư cách hợp lệ đối với nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân được quy định tại điểm 2 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 như sau:
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Như vậy, đối với các nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách pháp nhân thì cần phải thực hiện đăng ký tư cách nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống đấu thầu quốc gia (muasamcong), điều này cũng được hiện thực hóa trong quy định của các mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã ban hành.
Quên không nộp phí duy trì trên muasamcong có đảm bảo tư cách hợp lệ?
Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng/năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhiều nhà thầu, nhà đầu tư (kể cả bên mời thầu) thường quên không nộp phí duy trì này trên Hệ thống. Đã có nhiều trường hợp nhà thầu quên nộp phí này đến lúc tham dự thầu hoặc đã đóng thầu mới tá hỏa ra là mình đã quên chưa nộp phí duy trì, vậy trong các trường hợp này xử lý như thế nào? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta chia ra 02 tình huống như sau:
Tình huống 1 xảy ra đối với đấu thầu không qua mạng: Nhà thầu bắt buộc phải đăng ký trên hệ thống đấu thầu quốc gia để đảm bảo nhằm bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu (Yêu cầu bắt buộc so với trước đây chỉ cần đăng ký trước khi xét duyệt trúng thầu). Tình huống 2 xảy ra đối với đấu thầu qua mạng:
Hết thời hạn thanh toán chi phí theo quy định mà nhà thầu không thanh toán chi phí thì tài khoản của nhà thầu trên Hệ thống bị chuyển sang trạng thái tạm ngừng và nhà thầu không được thực hiện các giao dịch liên quan trên Hệ thống cho đến khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán chi phí theo quy định. Như vậy có nghĩa nhà thầu sẽ không thể tiến hành nộp hồ sơ dự thầu và thực hiện một số thao tác khác trên hệ thống được.Thời gian tối đa phải nộp phí trên muasamcongQuy định các mốc thời gian nộp phí trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
Đối với chi phí đăng ký tham gia Hệ thống, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày được phê duyệt đăng ký trên Hệ thống; Đối với chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống, thời hạn nộp trước ngày 01 tháng 4 hằng năm (trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống); nhà thầu không phải nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống đối với những năm mà trạng thái tài khoản của nhà thầu được chính thức thông báo tạm ngừng trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó); Trường hợp nhà thầu nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống cho nhiều năm (tối đa là 05 năm) thì số tiền sẽ được khấu trừ tương ứng theo từng năm; trong thời gian đó, nếu nhà thầu đăng ký tạm ngừng tài khoản trên Hệ thống trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đăng ký) thì số tiền đã nộp còn lại sẽ được bảo lưu và được tự động khấu trừ cho các năm tiếp theo sau khi nhà thầu đăng ký khôi phục tài khoản trên Hệ thống; Đối với chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày mở thầu; Đối với chi phí nhà thầu trúng thầu, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; Đối với chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử, thời hạn nộp tối đa là 14 ngày kể từ ngày Hợp đồng điện tử được các bên ký số trên Hệ thống. Trường hợp nhà thầu không lựa chọn sử dụng dịch vụ Hợp đồng điện tử thì không phải nộp chi phí này.
Cre: Son Vu
Để được tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý miễn phí quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư Sài Gòn 247.
Hotline: 0845.247.247 - 0816 00.11.33
Zalo/Viber: 0845.247.247 - 0816.00.11.33
Email: [email protected]