largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2021-05-14 14:12:00

Phía sau nhưng dự án thuê môi trường rừng để kinh doanh, liệu rừng có được an toàn?

Mới đây, ngày 1/4/2021 trên Baodantoc.vn có bài viết phản ánh về Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái “Hiểu về trái tim” tại bãi Ông Đụng – Sở Rẫy, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, theo đó chủ đầu tư dù chưa hoàn thiện về pháp lý đã tự ý rào chặn đường đi, phá bỏ nhà kiểm lâm, xây dựng trái phép và đem ca nô vào chạy trong khu vực cấm.

Vậy phía sau nhưng dự án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh này liệu, rừng có được bảo vệ? Đã có nhiều bài học nhãn tiền khi cho doanh nghiệp đầu tư du lịch sinh thái dẫn đến tình trạng mất rừng hàng loạt, điển hình phải kể đến Lâm Đồng.

Theo thống kê của báo Tiền phong: Thời gian qua, Lâm Đồng “rộng cửa” thu hút 489 dự án đầu tư liên quan đến rừng với tổng diện tích lên đến hơn 58 ngàn ha, bao gồm các lĩnh vực du lịch sinh thái, trồng cao su, sản xuất nông lâm kết hợp, nuôi cá nước lạnh… Đến nay, cả trăm dự án bị trễ hạn, triển khai không đúng mục tiêu ban đầu, chậm tiến độ, hoạt động không hiệu quả. Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, trong số các dự án được cấp phép đầu tư, có 116 dự án để xảy ra mất rừng, lấn chiếm đất rừng với diện tích thiệt hại tài nguyên lên đến 1900ha.

Thông bị cưa hạ, chôn lấp dưới hố sâu để phi tang ở Kon Tum

Thông bị cưa hạ, chôn lấp dưới hố sâu để phi tang ở Kon Tum

Tiêu biểu, dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (huyện Đức Trọng) đã để 258 ha rừng bị tàn phá và trên 118 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Theo Hạt Kiểm lâm Đức Trọng, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng xảy ra rất phổ biến nhưng hầu hết các vụ vi phạm đều không được chủ đầu tư kiểm tra, ngăn chặn…

Theo thông tin trên báo Thanh niên online: Đến nay, sau 10 năm triển khai, dự án mới chỉ thực hiện được một số hạng mục: 15 nhà làm việc và nghỉ dưỡng của chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20 km đường nội bộ và trồng hơn 10 ha rừng trên diện tích lấn chiếm đã được giải tỏa. Trong khi các hạng mục chính lại chưa thực hiện, như khu dân cư trú đông, khu biệt thự mùa hè, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu đô thị trung tâm, khu công viên cây xanh, thể dục thể thao, vườn hoa, khu cổng mặt trời...

Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó chủ tịch UBND H.Đức Trọng, cho biết: “Tại dự án này của Công ty Sài Gòn - Đại Ninh đã để rừng bị phá lên đến hơn 257 ha và trên 111 ha đất rừng bị lấn chiếm. Theo quy định, trách nhiệm chính là của chủ rừng”. Cũng theo ông Hoàng, công ty có lập một số kế hoạch kiểm tra, truy quét tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhưng chỉ mang tính hình thức. Năm 2017, Sở Tài chính có quyết định yêu cầu công ty bồi thường giá trị thiệt hại về tài nguyên rừng tổng cộng 6,66 tỉ đồng, nhưng đến nay mới nộp 1,67 tỉ đồng.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Thanh Thúy, Phó chủ tịch UBND H.Đức Trọng, cho biết Công ty Sài Gòn - Đại Ninh đến nay vẫn chưa lập hồ sơ tận thu lâm sản, nghĩa vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng và đền bù tài nguyên rừng, mà đã tiến hành làm đường giao thông là không đúng quy định.. Trước tình hienhf nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã đề xuất thu hồi dự án này.

Vậy là dự án thì bị thu hồi, còn rừng thì đã mất và không biết đến khi nào mới có thể phục hồi!

Trở lại với dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái “Hiểu về trái tim” tại bãi Ông Đụng – Sở Rẫy, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của diễn viên Chi Bảo.

Được biết, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa phê duyệt nhiêm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 "khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hiểu về trái tim". Dự án này do Công ty Cổ phần Du lịch Hiểu Về Trái Tim của diễn viên Phạm Gia Chi Bảo đề xuất đầu tư. 

Phối cảnh một góc dự án KDL sinh thái “Hiểu về trái tim” do chủ đầu tư quảng cáo

Phối cảnh một góc dự án KDL sinh thái “Hiểu về trái tim” do chủ đầu tư quảng cáo

Khu vực lập quy hoạch dự án rộng khoảng 118ha thuộc bãi Ông Đụng - Sở Rẫy, thuộc Tiểu khu 57 và 58 vườn quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo. Trong đó, khu A - Bãi Ông Đụng khoảng 86ha, khu B - Sở Rẫy khoảng 32ha.

Tính chất dự án là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái dưới tán rừng có công suất phục vụ tối đa khoảng 1.600 người.

Dự án này bao gồm các bungalow, biệt thự nghỉ dưỡng, spa, bar, nhà hàng trên bãi đá, nhà hàng bờ biển, câu lạc bộ… khu nghỉ dưỡng thiền "Hiểu về trái tim" với các khu thiền hướng biển và trong rừng, nhà yoga…

Theo quyết định phê duyệt đề án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, kết hợp bảo tồn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Côn Đảo, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu mật độ xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng tối đa 5%, chiều cao tối đa 3 tầng và không quá 12m.

Ngoài ra, mật độ diện tích đất rừng tự nhiên thuộc dự án phải lớn hơn hoặc đạt tối thiểu 85% tổng diện tích dự án.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Công ty Cổ phần du lịch nghỉ dưỡng Côn Đảo hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch trình phê duyệt từ quý IV/2020 – quý I/2021.

Tuy nhiên theo phản ánh của Báo Dân tộc online thì tính đến nay, pháp lý của dự án chỉ mới ở bước đang “nằm trên giấy” chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, trên thực tế phản ánh của nhiều người dân, các cán bộ kiểm lâm và quá trình tìm hiểu của phóng viên ở tại Côn Đảo, thì chủ đầu tư dự án đã tiến hành “nhận đất” và tiến hành các bước “xây dựng” cơ bản từ năm 2019.

Mới được phê duyệt 1/500 nhưng Trạm kiểm lâm cũ tại Bãi Ông Đụng ngang nhiên bị phá bỏ.

Mới được phê duyệt 1/500 nhưng Trạm kiểm lâm cũ tại Bãi Ông Đụng ngang nhiên bị phá bỏ.

Theo nhiều hình ảnh, video clip của người dân và các cán bộ kiểm lâm cung cấp, từ cuối năm 2019, con đường dẫn xuống khu vực Bãi Ông Đụng – Sở Rẫy đã bắt đầu được dựng bảng ngưng phục vụ khách tham quan, và có nhiều đối tượng tiến hành tập kết vật liệu xây dựng, để cải tạo xây dựng nhiều hạ tầng trong khu vực.

Bảng công trình đang thi công được đặt dọc tuyến đường vào Bãi ông Đụng từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2021.

Bảng công trình đang thi công được đặt dọc tuyến đường vào Bãi ông Đụng từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2021.

Đặc biệt, trụ sở Trạm Kiểm lâm tồn tại lâu năm và trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều du khách yêu mến Côn Đảo, bỗng nhiên bị đập bỏ và tiến hành xây dựng cơ sở mới trông như nhà nghỉ dưỡng. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm phải rời đi nơi khác và ở trong một cái chốt được làm để canh rùa biển...

Liệu rằng tỉnh Bà Rịa Vũng tàu có đang băm nát rừng Côn Đảo để lấy kinh tế?, Đây là nỗi băn khoăn của  nhiều người bởi thời trước khi phê duyệt 1/500 của dự án, nhiều ý kiến trái chiều của người dân, các chuyên gia và cả các cán bộ kiểm lâm đang làm việc tại Vườn quốc gia Côn Đảo. Bởi Bãi biển Ông Đụng là một bãi biển hoang sơ, với hệ sinh thái rất đa dạng và đặc hữu cả trên rừng và dưới biển.

Trước những ý kiến trái chiều của dư luận, đồng thời trước các diễn biến phức tạp liên quan đến việc bảo vệ rừng trong cả nước, vào tháng 10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có chỉ thị, yêu cầu tạm dừng thu hút các dự án du lịch ở Vườn Quốc gia Côn Đảo nhằm thống kê, nắm bắt lại tình hình thực tế pháp lý của các dự án, lựa chọn các đối tác nhà đầu tư thực sự có năng lực …

Tuy nhiên, không hiểu sao cũng trong thời điểm này, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đồng thời lại phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái "Hiểu về trái tim" tại Bãi Ông Đụng - Sở Rẫy, huyện Côn Đảo, với diện tích khoảng 118 ha.

 Trong khi đó theo QĐ 870/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030 trong đó nêu rõ quan điểm "phát triển Khu DLQG Côn Đảo trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về giá trị tài nguyên biển, rừng của Vườn Quốc giá Côn Đảo. Phát triển du lịch nhưng đồng thwoif gắn phát triển du lịch với nhiệm vụ bảo tồn phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tỉ trọng khu vực dịch vụ và du lịch.