largeer

Song Toàn

Song Toàn

2023-10-02 08:30:00

Phân biệt chủ đầu tư và bên mời thầu, chủ đầu tư có thể làm bên mời thầu được không? 

Như vậy chủ đầu tư có chức năng nhiệm vụ rộng hơn và quản lý bao hàm cả dự án, còn bên mời thầu chỉ thực hiện chuyên môn đấu thầu các gói thầu trong dự án đó.

Phân biệt chủ đầu tư với bên mời thầu

Bên mời thầu được Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013 định nghĩa ở khoản 3 Điều 4 như sau:

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn

Như vậy có thể hiểu bên mời thầu là cơ quan, tổ chức chuyên môn sâu và có năng lực để thực hiện các hoạt động về đấu thầu. Còn chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Như vậy chủ đầu tư có chức năng nhiệm vụ rộng hơn và quản lý bao hàm cả dự án, còn bên mời thầu chỉ thực hiện chuyên môn đấu thầu các gói thầu trong dự án đó.

Chủ đầu tư có thể đồng thời là bên mời thầu được không?

Theo khoản 3 Điều 4 nói trên thì Chủ đầu tư hoàn toàn có thể làm Bên mời thầu khi có đủ chuyên môn và năng lực để thực hiện đấu thầu. Trong đó phải đáp ứng Điều 113 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 113. Điều kiện của tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

1. Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có ngành nghề được phép hoạt động, kinh doanh là đại lý đấu thầu hoặc tư vấn đấu thầu hoặc có chức năng thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về đấu thầu.

2. Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại lý đấu thầu, tư vấn đấu thầu, chuyên trách về đấu thầu.3. Nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện công việc.4. Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng quá trình thực hiện công việc.

Ngoài ra, cá nhân trong tổ chức đó khi tham gia hoạt động đấu thầu còn phải đáp ứng Điều 16 Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013 như sau:

1. Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Để được tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý miễn phí quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư Sài Gòn 247.

Hotline: 0845.247.247 - 0816 00.11.33

Zalo/Viber: 0845.247.247 - 0816.00.11.33

Email: [email protected]

Cre: Son Vu