largeer

Loa phường

Loa phường

2021-08-24 14:57:00

Ông chủ tập đoàn Hòa Bình và những thương hiệu tầm cỡ

Nhắc tới ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình phần lớn mọi người đều biết đến ông với biệt danh 'Đường bia'. Ông Đường nổi tiếng trong ngành kinh doanh bia tại miền Bắc những năm 1980-1990 và đây cũng là lĩnh vực khiến ông trở nên giàu có. Tuy nhiên, ông Đường không chỉ nổi danh với kiếm sống bằng nghề chuyên chở thuê bia hơi bằng xích lô mỗi ngày cho Công ty Bia Hà Nội đến ý tưởng phát triển mô hình Trung tâm thương mại Outlet V tại thủ đô Hà Nội, sau đó trải rộng đến 62 tỉnh, thành còn lại của đất nước và miễn phí tiền thuê mặt bằng cho người kinh doanh

Mới đây, Báo Điện tử Dân Việt có bài viết: Đại gia "Đường bia" và khát vọng thiện nguyện quá bất ngờ 

duong

Theo đó, tác giả Quốc Phong đã chia sẻ về một vị đại gia xuất phát điểm từ một anh bộ đội phục viên năm 1979 nhưng rất biết chắt chiu từng đồng tiền kiếm được lúc cơ hàn và hơn thế, lại là chàng trai giàu nghị lực. Anh Nguyễn Hữu Đường từ năm 1982 đã kiếm sống bằng nghề chuyên chở thuê bia hơi bằng xích lô mỗi ngày cho Công ty Bia Hà Nội. Anh chạy khắp phố phường Thủ đô năm nào và một ngày đi chở bia như vậy, anh được trả 1 thùng bia trị giá 60 đồng (tương tương cả tháng lương một kỹ sư khi ấy) thay vì trả tiền công. Anh cũng nhờ vậy nên tích cóp khá nhanh.

Thế rồi, anh Nguyễn Hữu Đường (người ta quen gọi là "Đường bia" năm xưa) đã trở thành một đại gia tầm cỡ với những thương hiệu khách sạn rất đặc trưng về phong cách nội thất, đó là được dát vàng rất không giống ai ở vài thành phố hoặc vùng du lịch lớn trong nước.

Ông Nguyễn Hữu Đường

Ông Nguyễn Hữu Đường

Những tưởng, với lối đầu tư bạo tay và không giống ai kia cũng sẽ trở thành dĩ vãng trong cuộc đời còn lại khi ông tham gia chốn thương trường đầy đối thủ cạnh tranh.

Hóa ra không phải vậy! Mới đây, đại gia Đường bia lại thêm một lần chơi lớn. Và đó lại là khát vọng của một doanh nhân khi đã quá thành đạt nay lại có khát vọng muốn được giúp dân cùng làm giàu. Ông đã có ý tưởng rất thú vị từ nhiều năm trước rồi quyết định rất lẹ khi muốn tập đoàn Hòa Bình Group do ông làm Chủ tịch sẽ phát triển mô hình Trung tâm thương mại Outlet V+ tại thủ đô Hà Nội và sau đó trải rộng đến 62 tỉnh, thành còn lại của đất nước.

Điều "khác người" chính là ở chỗ mô hình này miễn phí tiền thuê mặt bằng cho người kinh doanh khá độc đáo. Mục đích là để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có "đất" kinh doanh hàng Việt Nam. Ông muốn hỗ trợ một tinh thần dân tộc Việt: "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam!" trước áp lực của hàng ngoại ngày một nhiều .

Người tiêu dùng trong nước từ đó sẽ hy vọng mua được hàng Việt tốt nhất với giá rẻ. Các DN trong nước rồi sẽ phát triển và thu hút được khách du lịch đến Việt Nam. Đó là tâm niệm rất tâm huyết mà vị doanh nhân từng đi lên từ đôi bàn tay trắng của vị cựu chiến binh này.

Phối cảnh tổng mặt bằng dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, Outlet, nhà ở Hòa Bình

Phối cảnh tổng mặt bằng dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, Outlet, nhà ở Hòa Bình

Sau dự án tại đường Minh Khai 6 năm trước đây thì lần này, ông muốn triển khai tiếp tục tại khu quy hoạch bên huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là khu vực đã được Hà Nội mở rộng để trở thành thành phổ thông minh trong tương lai. Sau đó, 62 tỉnh, thành còn lại cũng sẽ được ông làm nếu được các địa phương ủng hộ và cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất sớm nhất. Thì ra, ông luôn nghĩ đến những điều lớn lao hơn, giúp được nhiều người hơn trong cuộc đời trong khi bản thân ông lại sống hết sức giản dị…

Trong một cuộc phỏng vấn trên trang tin điện tử Soha, ông Đường bia, người từng sở hữu biết bao toà nhà có nội thất dát vàng trong nước đã "bật mí" một chuyện khó tin. Hoá ra phòng làm việc của ông ấy 30 năm nay vẫn rất giản dị, có mười mấy m2. Khi làm việc với đối tác nước ngoài, ông Đường thường phải thuê phòng làm việc khác để tiếp khách cho đàng hoàng.

Rồi chuyện nữa, hơn 30 năm trước, khi đọc cuốn sách Sao Đen (NXB Công an Nhân dân) tôi (ông Đường) đã rất ấn tượng với lời khuyên con của người cha. Ông ấy nói đại ý: Ba chuẩn bị đi sang thế giới bên kia, nhưng ba thấy đau lòng vì chẳng để lại được nhiều thứ cho các con ngoài tiền. Và ba ân hận vì khi ba làm doanh nghiệp đã triệt hạ đường mưu sinh của rất nhiều người, đó là tội lỗi.

Người cha khuyên con, làm người thì nên sống giản dị và hãy dành thời gian làm điều gì đó có ý nghĩa, để tới khi đi xa không phải ân hận như người cha bây giờ. Và ông cũng khuyên con mình hãy làm kinh doanh. Vì kinh doanh nếu thua, phá sản thì vẫn còn cơ hội làm lại.

Cho nên trong cuộc sống, tôi rất giản dị, ăn trưa cũng ăn cùng mọi người trong công ty. Đồ dùng của tôi là đồ tốt nhưng kiểu cách đơn giản thôi - ông Đường trải lòng mình với phóng viên nọ.

Phải chăng đại gia Nguyễn Hữu Đường đã được chính Tỷ phú Mỹ Bill Gates truyền thêm cảm hứng về việc nên dùng tiền cho hoạt động xã hội ?

Đầu tháng 1/2020, trên trang cá nhân, Bill Gates đăng bài chia sẻ những suy nghĩ về tiền bạc. Trong đó, ông chủ của Tập đoàn Microsoft đã tự nhận rằng sự giàu có của mình "thể hiện sự bất công của nền kinh tế".

Quan điểm trên được Bill Gates và vợ, bà Melinda (khi họ còn sống bên nhau) áp dụng vào đời sống. Ba đứa con của họ, gồm hai gái và một trai, sẽ được thừa kế 10 triệu USD mỗi người. So với khối tài sản hơn 108 tỷ USD của Gates năm đó thì đây chỉ là số tiền rất nhỏ.

"Chúng tôi muốn các con được tự do làm việc mình thích nhưng không lười biếng", Gates giải thích. Ông tiết lộ thêm cả ba con đều vui vẻ đồng ý với quyết định của bố mẹ.

Cách đây vài năm, tôi vô tình khi có dịp được ngồi nói chuyện với ông. Đó là lúc ông vừa hoàn thành khách sạn Vịnh Vàng trong Đà Nẵng với tốc độ chóng mặt. Bữa đó, ông kể lại câu chuyện khá cuốn hút khi được biết ông đã dốc sức làm bằng xong để phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh APEC-2017 và hy vọng sẽ được phía Mỹ đặt phòng cho đội ngũ tháp tùng Tổng thống Hoa Kỳ tới đây ở với vài trăm người. Tiếc là theo quy định bên nước họ, để được đáp ứng thì theo nguyên tắc của họ, khách sạn phải đi vào hoạt động được ít nhất 6 tháng để đội ngũ phục vụ đã dày dạn kinh nghiệm. Phía Mỹ vì rất lấy làm tiếc cho nên họ đã phá lệ, vẫn bố trí đưa 600 người trong đoàn đến ở. Họ coi đó như một chuyện lạ bởi nhiều thứ trong khách sạn đều được dát vàng đầy tinh tế, sang trọng đến độ ngỡ ngàng.

Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình của ông Đường bia ra đời và đây là doanh nghiệp tư nhân sản xuất bia đầu tiên tại Hà Nội. Đây cũng là đơn vị thứ hai làm bia sau công ty Bia Hà Nội.

Sau đó, khi phát hiện ra nhiều công ty nước ngoài bán malt (hạt đại mạch nảy mầm đã qua chế biến dùng để sản xuất bia) kém chất lượng vào Việt Nam, ông Đường quyết định đổ 250 tỷ đồng vào xây dựng nhà máy sản xuất malt đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2002.

Khi doanh nghiệp của ông Đường bia có thêm ngành xây dựng và kinh doanh khách sạn, ông có những quyết định rất táo bạo: dát vàng tại nhiều công trình khách sạn, căn hộ đẳng cấp trong cả nước, từ Hà Nội - mà bắt đầu bằng lối chơi khác người: dát vàng cửa thang máy toà tháp trên đường Hoàng Quốc Việt ,Hà Nội cho đến sau đó là dự án Hoà Bình Green City tại 505 Minh Khai, Hà Nội.Tiếp nữa là tiếp tục xây dựng Khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng (Danang Golden Bay) hay Hanoi Golden Lake (Tổ hợp Khách sạn và căn hộ tại hồ Giảng Võ, Hà Nội) cho đến Hội An Golden Sea (Quảng Nam).

Nghĩa là chúng đều được dát vàng từ ít tới nhiều mà điển hình là hình thức dát vàng cửa thang máy, là mạ vàng thiết bị vệ sinh, là ốp gạch dát vàng cho khách sạn và bể bơi vô cực. Bên cạnh đó, nhiều chi tiết trong phòng khách sạn cũng như các khu dịch vụ tiện ích cũng được dát vàng như thìa ,dĩa và bát, đũa phục vụ trong khách sạn cũng được mạ vàng.

Có lẽ ông muốn làm thương hiệu kiểu không giống ai thông qua cách này và hình như cách PR này của ông có hiệu quả, không mất tiền quảng cáo mà ai cũng biết, cũng nhớ…

Theo như tôi tìm hiểu trên một tờ báo thì được biết, ông Đường đã gửi văn bản đề nghị này lên Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt đề án Trung tâm thương mại miễn phí cho các doanh nghiệp Việt. Vì trên thế giới này, ai nắm được hệ thống thương mại thì người đó sẽ điều tiết được sản xuất như ông nghĩ…

Theo như phân tích của ông Đường thì ví dụ như Aeon Mall bán hàng của Nhật, Lotte bán hàng của Hàn Quốc, Big C bán hàng của Thái, còn Việt Nam có gì? Nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại do người Việt mở ra, nhưng không hoàn toàn bán hàng Việt Nam, và cũng không miễn phí tiền thuê mặt bằng cho doanh nghiệp.

"Khi đề án của tôi được duyệt thì ngân sách nhà nước không phải bỏ ra một hào nào, nhưng đất nước sẽ phát triển. Ví dụ Trung tâm thương mại ở Minh Khai-Hà Nội, tôi cũng miễn phí được 6 năm rồi. Đất nước nào cũng thế thôi, phải có những con người vì đất nước, vì dân tộc. Bao nhiêu năm tôi kinh doanh, tôi chưa bao giờ khoe khoang điều gì cả. Đơn giản như tất cả các công trình của tôi, đều không có biển ghi tên công ty Hòa Bình"- ông Đường bộc bạch…

Theo dự định, ông Nguyễn Hữu Đường sẽ nghỉ kinh doanh, giao lại sự nghiệp cho con trai mình quản lý. Nhưng với một quyết định bất ngờ khi ông tuyên bố vào hồi năm ngoái rằng ông sẽ trích lại 90% tài sản cho Quỹ khắc phục hậu quả chiến tranh và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Và đây chính là cội nguồn của câu chuyện thêm một lần ông Đường bia muốn làm "khác người" nhưng thật đáng trân trọng.

Tôi thì nghĩ, cũng rất có thể trong cách làm nói trên, nếu được Chính phủ và các địa phương đồng tình ủng hộ thì tự bản thân các giải pháp đầu tư không cần thu phí mặt bằng của ông đã phần nào khá thuyết phục vì các dự án nói trên ít nhiều đều tạo ra nguồn thu nhất định rồi tự nó nuôi nó trên cơ sở minh bạch tài chính. Theo như trong một đề án mà ông gửi lên , chỉ cần 100 ngàn khách trong số vài trăm ngàn khách đến các Trung tâm thương mại Outlet V+ của cả nước mỗi ngày dùng đồ uống và ăn nhẹ mà ông sản xuất ra là đã có tiền tỷ lãi. Điều này cũng có nghĩa chỉ khoảng chục năm, ông đã có thể thu hồi vốn đầu tư mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng.

Việc đại gia Nguyễn Hữu Đường nảy ra một chiến lược đầu tư xây dựng tại 63 thỉnh thành cả nước những Trung tâm thương mại Outlet V+ theo mô hình không thu tiền mặt bằng của người bán hàng nói trên chính là việc ông muốn giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiêu thụ sản phẩm trong nước. Nếu quả đúng như vậy thì tôi thật cảm kích trước suy nghĩ đầy nhân văn với khát vọng giản đơn, muốn được giúp đời của một doanh nhân thành đạt có dòng máu của người lính thương binh từng một lòng, một dạ với tổ quốc và giờ thì đã hài lòng với những gì ông đã tạo dựng.

Nay ông lại muốn cho mình một cơ hội để có thể hết lòng với những người dân nào có khát vọng làm giàu cho gia đình và cho đất nước. Tôi tin rằng, trong đó chắc sẽ có những con em của những người đồng đội - cựu chiến binh như chính ông đã từng thành lập doanh nghiệp thương binh năm nào để giúp đồng đội trở về sau chiến tranh bảo vệ tổ quốc…

Sau này khi Hòa Bình có thêm mảng kinh doanh bất động sản, vị đại gia này lại được biết đến với những dự án dát vàng "từ trong ra ngoài" ở nhiều tỉnh thành. Các dự án dát vàng của ông Đường bao gồm Wyndham Hanoi Golden Lake, Danang Golden Bay... hay chung cư Hòa Bình Green City tại Hà Nội.

Thế nhưng một điều khá thú vị là chủ tịch tập đoàn Hòa Bình lại cho biết mình không hề thích vàng. Trong bài trả lời phỏng vấn Zing cách đây không lâu, ông Nguyễn Hữu Đường cho biết:

"Bản thân thôi không thích vàng, nhưng trong kinh doanh, tôi biết dùng vàng để thỏa mãn suy nghĩ của người khác. Vàng thể hiện sự giàu có và quyền lực. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người muốn được tận hưởng sự quyền quý, giàu sang.

Các dự án của tôi dùng vàng, đặc biệt là dát vàng ở nhiều chi tiết để thỏa mãn khách hàng, thỏa mãn khách du lịch. Có nghĩa là tôi tạo ra một lý do để người ta đến với khách sạn của tôi, đó là vàng.

Tôi dùng 1 tấn vàng để mạ cho khách sạn ở Giảng Võ, Hà Nội. Con số này thấp hơn rất nhiều so với 22 tấn vàng mà một khách sạn khác ở Dubai (UAE) đã dùng."

Cách dùng vàng để thỏa mãn khách hàng phần nào phản ánh triết lý của ông Đường Bia trong kinh doanh. Theo ông Đường, làm kinh doanh là phải mở ra những con đường riêng để hướng người khác đi theo mình. Làm kinh doanh mà đi theo người khác thì rất khó thành công.

Để chuẩn bị cho điều khác biệt này, ông Đường đã cho tập đoàn nghiên cứu công nghệ mạ vàng từ khá lâu. Xưởng của vị đại gia này có rất nhiều chuyên gia nước ngoài đến từ Bỉ, Pháp, Đức, Áo… làm việc. Ông cũng mạnh tay chi trả mức lương của những chuyên gia này vào khoảng 10.000-15.000 USD mỗi tháng.

"Chúng tôi có thể phủ vàng, mạ vàng lên hầu hết mọi thiết bị, dù là thiết bị rẻ tiền. Khi đó sẽ nâng cao giá trị, thẩm mỹ cho chính thiết bị đó.

Do đó, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể giúp nâng cao giá trị của rất nhiều loại hàng hóa, trang thiết bị. Việc áp dụng công nghệ để thu được lợi nhuận cao, lợi ích cao là điều mà tôi luôn tìm kiếm", chủ tịch Hòa Bình chia sẻ thêm.

Thế nhưng ông cũng nhấn mạnh thêm ở nhà mình chưa bao giờ có vàng trong nhà. Nhà ông chỉ đơn giản có giường, có đệm, đầy đủ tiện nghi, có bể bơi, có phòng tập thể thao…

"Tôi nhắc lại là mình chỉ dùng dát vàng để tạo ra sự đặc biệt trong sản phẩm dịch vụ mà thôi. Khách hàng đến với khách sạn của tôi đều thích chụp ảnh vì khung cảnh lạ mắt. Họ được ăn bát phở mà cái thìa, cái đũa, cái bát được dát vàng, uống cốc cà phê dát vàng... đấy là những trải nghiệm thú vị mà người ta thích", vị đại gia này nhấn mạnh.