largeer

Minh Vy

Minh Vy

2023-06-09 18:06:00

Nông dân Long An thi nhau trồng loại rau này, vươn lên thoát nghèo bền vững, cắt roạt roạt lãi lên tới 60 triệu đồng/vụ

Năm 2018, gia đình anh Trần Tấn Ru (ấp 1, xã Tân Long, huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) quyết tâm chuyển đất trồng lúa sang trồng rau má. Trồng rau má không khó, nếu chịu nghiên cứu tìm tòi, học tập kinh nghiệm thì đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo anh Trần Tấn Ru, trồng rau má 3 năm sẽ trồng xem kẻ 01 vụ lúa để thay đổi đất để hạn chế ký sinh, sâu bệnh và lấy lại phù sa cho đất.

1285973150523thuthuathoatngheonhomohinhtrongraumahinh214545415-1686226813476-16862268135461061240672

Rau má từ khi gieo hạt đến sau 2 tháng là có thể thu hoạch, những lần thu hoạch tiếp theo chỉ mất 20 ngày và thu hoạch được 3 lần/vụ. Một hecta rau má có thể thu hoạch được 10 tấn cho một lần cắt.

Hiện tại gia đình anh Ru canh tác 3 hecta rau má, mỗi năm gia đình trồng được 2 vụ. Với giá bán mỗi ký dao động từ 12.000 đồng đến 26.000 đồng, gia đình anh cũng thoát nghèo nhờ mô hình này.

Trước những hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rau má đem lại, xã Tân Long thành lập 02 tổ hợp tác trồng rau má với 7 thành viên canh tác 9,5 hecta tập trung ở ấp 1. Từ mô hình trồng rau má đã giúp địa phương giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, tùy theo số lượng giao hàng, công cắt rau có từ 20 đến 50 người tham gia.

Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má

Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Bệnh zona

Bệnh phong, tả, lỵ

Bệnh giang mai

Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),

Lao và bệnh sán máng.

Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.

Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.