largeer

Vũ Nguyễn

Vũ Nguyễn

2021-09-30 16:21:00

Những vấn đề pháp lý xoay quanh vụ việc cưỡng chế một người dân test covid-19 ở tỉnh Bình Dương

Ngày 28/9/2021 tại chung cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương xảy ra sự việc đoàn liên ngành do Bí thư đảng ủy phường Vĩnh Phú dẫn đầu đã mở khóa xông vào nhà và cưỡng chế người phụ nữ đi test covid-19. Sự việc này xảy ra sau khi “đoàn test covid-19” của phường Vĩnh Phú đã thông báo, vận động tiến hành test nhanh covid-19, nhưng không nhận được sự đồng ý của người phụ nữ này. Từ sự việc này, Luật sư Phạm Duy Hiển_Trưởng VPLS Phạm Duy đã có góc nhìn, phân tích các vấn đề pháp lý có trong sự vụ.

Theo nhiều người dân cho biết, ngày 29/8/2021, phường Vĩnh Phú tiến hành test nhanh Covid-19 cho người dân tại chung cư Ehome 4 (phường Vĩnh Phú, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương). Hầu hết người cư dân tại chung cư đã chấp hành, thực hiện việc test nhanh covid – 19, riêng có trường hợp của bà H.T.P.L không thực hiện theo yêu cầu của đoàn chức năng. Sau đó, đoàn chức năng đã cho người mở khóa cửa nhà bà H.T.P.L, xông vào nhà thực hiện việc cưỡng chế áp giải bà H.T.P.L với hai cảnh sát cơ động giữ tay hai bên đưa ra vị trí test covid ở sân của chung cư.

Tối 29/8/2021, trên mạng xã hội đã lan truyền đoạn clip, clip cho thấy tại hành lang của một tòa nhà có một nhóm gồm 10 người. Trong đó, có một người thực hiện việc mở khóa cửa, sau khi cửa mở thì có nhóm 3 người đã xông vào căn hộ thực hiện việc cưỡng chế, bắt một người phụ nữ đưa ra ngoài trong tiếng la, khóc của trẻ em…

Từ sự việc trên, Luật sư Phạm Duy Hiển_Trưởng VPLS Phạm Duy đã có những chia sẻ về mặt pháp lý như sau:

Thứ nhất, về việc bà H.T.P.L không tự nguyện chấp hành yêu cầu test covid-19 của lực lượng chức năng.  

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19 và quy định của Bộ Y tế về giám sát và phòng, chống covid-19 tại Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 thì tùy từng địa phương mà áp dụng các nội dung giám sát cho phù hợp, trong đó có nội dung “Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm”.

Theo đó, trong trường hợp cần thiết thì cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát, cách ly y tế và điều trị.

Do đó, nếu người dân đã có thông báo của cơ quan chức năng về việc đi test Covid mà không chấp hành thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về hành vi "Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;" với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trong trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. Nếu quá trình làm việc mà người đó vẫn cố tình không chấp hành quyết định xử phạt VPHC hoặc có hành vi khác nhằm cản trở, chống đối người thi hành công vụ, thì tuỳ theo mức độ hành vi và hậu quả xảy ra mà người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi “chống người thi hành công vụ” theo điều 330 Bộ luật Hình sự.

Như vậy, theo quy định pháp luật thì đối với trường hợp của bà H.T.P.L nêu trên với các tính chất, mức độ vi phạm như thế thì sẽ bị xử phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng. Trong trường hợp này chưa có cơ sở để cưỡng chế việc thi hành quyết định xử phạt cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “chống người thi hành công vụ” của bà H.T.P.L.

Thứ hai, về việc lực lượng chức năng tự ý mở cửa, xông vào căn hộ và bắt bà H.T.P.L đi test covid-19 là chưa đúng quy định pháp luật. Cụ thể:

Việc tự ý mở cửa, xông vào căn hộ (nhà ở) của người khác khi chưa được sự cho phép của chủ căn hộ là hành vi xâm phạm quyền con người của công dân được quy định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, Khoản 2, Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.”.

Mặt khác, việc lực lượng chức năng tự ý mở cửa, xông vào căn hộ và bắt bà H.T.P.L đi test covid-19 không thuộc trường hợp “Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”  theo quy định tại Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính, bởi lẽ việc này được thực hiện nhằm mục đích đưa bà H.T.P.L đi test covid-19. 

Ngoài ra luật sư Phạm Duy Hiển cũng khuyến cáo người dân lên chấp hành việc đi xét nghiệm để đảm bảo việc phòng, chống dịch nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đối với lãnh đạo xã phường khi thực hiện công việc cần tuân thủ quy định pháp luật, cần tham khảo ý kiến của luật sư nếu như chưa rõ.

Hình ảnh phía trước cửa căn hộ của bà H.T.P.L, một người đàn ông đang tiến hành mở khóa cửa.

Hình ảnh phía trước cửa căn hộ của bà H.T.P.L, một người đàn ông đang tiến hành mở khóa cửa.

z2805143454524_36a9a61ede894f6ba74b1670bd19f461
Lực lượng CSCĐ xông vào bên trong căn hộ

Lực lượng CSCĐ xông vào bên trong căn hộ

z2805143300944_8d09c7005584300b1604054dfdab7c7b
Bà H.T.P.L bị lực lượng chức năng giữ hai tay và áp giải đưa ra ngoài.

Bà H.T.P.L bị lực lượng chức năng giữ hai tay và áp giải đưa ra ngoài.

z2805143269003_c700663fd3815cc7b66303a3f57aa208
z2805143236125_468435b37295bf1075b2c488fddf5c09
Bà H.T.P.L bị đưa đến vị trí test covid-19 tại chung cư Ehome 4.

Bà H.T.P.L bị đưa đến vị trí test covid-19 tại chung cư Ehome 4.

Bà P.L bị giữ hai tay và ngồi trên ghế trước sự chứng kiến của nhiều người

Bà P.L bị giữ hai tay và ngồi trên ghế trước sự chứng kiến của nhiều người

z2805143119098_872419a2de01bf6e6f2fadb5f4fae0cd
Bà P.L bị giữ hai tay, ngồi trên ghế trước khi nhân viên y tế tiến hành test covid-19.

Bà P.L bị giữ hai tay, ngồi trên ghế trước khi nhân viên y tế tiến hành test covid-19.