Sư Tử

Sư Tử

2020-09-12 19:03:00

Nhịp đập thực phẩm 60s: Bánh trung thu homemade tràn lan, tôm hùm rớt giá nhưng đến tay dân vẫn cao ngất ngưỡng

Bên cạnh bánh trung của các thương hiệu lớn thì bánh trung thu homemade cũng đang chiếm lĩnh thị trường, phục vụ rằm tháng 8. Tuy nhiên nhìn những chiếc bánh đủ vị, không nhãn mác, chất lượng không ai kiểm chứng khiến người tiêu dùng băn khoăn.

Bánh trung thu homemade liệu có đảm bảo chất lượng?

Theo khảo sát, một chiếc bánh trung thu nhà làm trọng lượng 250gr được rao bán trên một sàn thương mại điện tử (TMĐT) với giá 50.000-55.000 đồng. Một sàn khác rao bán chiếc bánh tương tự với giá trên dưới 40.000 đồng, không bao gồm hộp giấy. Tuy nhiên về chất lượng thì khó ai kiểm chứng.

Đối với loại hộp 4 bánh, giá bán phổ biến trên hầu hết các trang chợ mạng là trên 200.000 đồng/hộp. “Do bánh nhà làm, không có sẵn nên khách đặt hàng sau 5-7 ngày mới nhận được bánh” – một người bán hàng trên sàn Lazada chia sẻ.

Empty

Không chỉ bánh làm sẵn mà nhân bánh trung thu các loại cũng là mặt hàng phổ biến trên chợ mạng những ngày gần đây với đủ mức giá. Thông dụng nhất là nhân nhuyễn đậu xanh, trà xanh, socola, thập cẩm…

Tất cả các gian hàng bán bánh và nhân bánh trung thu “handmade” đều không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các giấy tờ liên quan khác theo quy định.

Empty

Ở kênh bán hàng Facebook, không khí mùa trung thu còn nhộn nhịp hơn. Chủ các trang bán hàng tung hàng loạt mẫu mã bánh trung thu phong phú, làm kỳ công, bắt mắt, vỏ hộp đẹp, phù hợp biếu, tặng.

Dù bánh trung thu nhà làm đang được bán khá nhiều trên các sàn TMĐT nhưng đến nay chưa có sàn nào đứng ra bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, chỉ còn gần 1 tháng nữa đến Tết Trung Thu nên công tác kiểm tra mặt hàng bánh trung thu đang tập trung vào khâu phân phối, còn công tác kiểm tra tại nơi sản xuất đã thực hiện trong 2 tháng qua.

Trong quá trình thanh, kiểm tra mặt hàng này, bên cạnh những nơi sản xuất, kinh doanh, có địa chỉ rõ ràng, đăng ký kinh doanh hợp pháp vẫn có những nơi bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bà Lan cũng khẳng định dù bán hàng qua mạng hay qua kênh truyền thống như chợ, cửa hàng, siêu thị, người bán bánh trung thu đều phải tuân thủ quy định pháp luật.

Bà nội trợ "săn lùng" dâu tây màu vàng vì công dụng giúp tràn trề sinh lực

Những trái dâu tây vàng có vị ngọt, đậm đà hơn dâu tây đỏ hiện đang là mục tiêu "săn lùng" của nhiều người. Do màu sắc không nổi bật và không to như dâu tây đỏ, những trái dâu tây vàng nhỏ nhắn thường ít bị các loài chim ăn trái "để ý", vì cho rằng trái chưa chín.

Empty

Khác với dâu tây đỏ thường thấy, những trái dâu thuộc giống Fragaria vesca có màu vàng lạ mắt, được trồng chủ yếu ở các nước châu Âu. Cây được yêu thích vì cho trái làm thực phẩm và trồng kiểng khá đẹp.

Trái dâu có màu vàng nhạt, mềm và chuyển dần sang đậm màu hơn khi chín, hương thơm dịu nhẹ. So với dâu tây đỏ thường thấy thì những trái dâu tây vàng được cho là có vị ngọt và đậm đà hơn.

Dâu tây vàng có thể giúp bạn tràn đầy sinh lực mỗi ngày. Loại quả có kích thước nhỏ này có chứa carbon, hợp chất làm tăng năng lượng trong cơ thể. Không ít người nghĩ rằng tiêu thụ carbon từ dâu tây vàng mỗi ngày có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, trên thực tế, tiêu thụ loại quả này còn tốt hơn so với việc sử dụng thức ăn nhanh.

Nếu bạn ăn dâu tây vàng vào buổi sáng sẽ ức chế cảm giác thèm cả ngày, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân đáng kể.

Mặc dù sở hữu kích thước nhỏ, dâu tây vàng thực sự chứa rất nhiều chất xơ, từ đó có thể chống tiêu chảy và táo bón, giảm đau dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác. Loại quả này giúp cơ thể loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Trên thị trường, giá hạt giống dâu tây vàng dao động 35.000-40.000 đồng một gói. Khảo sát một số trang bán hàng trực tuyến, giá hạt giống dâu tây vàng 2-3 USD một gói.

Tôm hùm rớt giá ở vựa nuôi, người tiêu dùng vẫn bị "chặt chém"

Những ngày qua, phong trào “giải cứu” tôm hùm tiếp tục rộ lên sau khi chịu tác động của dịch Covid-19 lần thứ 2 khiến việc xuất khẩu tôm hùm bị tắc. Giá tôm hùm tại các vựa nuôi rớt thê thảm, được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử...

Empty

Ông Luyện Văn H. - một chủ nuôi tại Khánh Hòa cho biết, mức giá bán hiện nay là mốc chưa từng có trong lịch sử khi một loại hải sản cao cấp chỉ dành cho những khách sạn, nhà hàng hạng sang lại bị ép giá giảm tới 50%, thậm chí 60-70% vì không có đầu ra.

Cụ thể, tôm hùm xanh được cân buôn tại vựa nuôi với mức giá 450-520 nghìn đồng/kg đối với loại 0,4-0,7 kg/con, giảm 50% so với thời điểm bình thường; 400-450 nghìn đồng/kg đối với loại dưới 0,2-0,4 kg/con, loại nhỏ hơn chỉ có mức 300 nghìn đồng/kg.

Nhỉnh hơn chút, tôm hùm bông có giá 700-800 nghìn đồng/kg đối với loại dưới 1kg, giảm 50%; 900 nghìn đồng/kg đến 1,2 triệu đồng/kg đối với loại dưới 1,5kg, giảm hơn 60%...

Theo ông H., các nhà hàng tiêu thụ chậm nên giảm 80% đơn hàng so với trước; Các công ty lớn cũng chịu cảnh không xuất khẩu được do bị siết chặt tiểu ngạch khiến cho lượng tôm hùm tại Khánh Hòa dư thừa, trong khi sức mua của người dân cũng giảm mạnh sau 2 đợt dịch Covid-19.

Đặc biệt, tôm hùm đến lứa bắt buộc phải thu hoạch không để nuôi lâu thêm được. Do đó, dân buôn cứ thế mặc sức ép giá.

Không chỉ ở Khánh Hòa, nhiều địa phương khác ở Bình Định, Phú Yên…, giá tôm hùm cũng rớt thê thảm, mức bán buôn phổ biến 300-550 nghìn đồng/kg đối với tôm hùm xanh; 800 nghìn đồng/kg đến 1,2 triệu đồng/kg đối với tôm hùm bông…

Mặc dù giá thu mua tại các vựa nuôi giảm mạnh, nhưng giá bán bán lẻ trên thị trường không hề rẻ, thậm chí còn liên tục nhảy múa khi sức “giải cứu” của người dân tăng lên.

Ghi nhận tại nhiều cửa hàng trên địa bàn Hà Nội cho thấy, giá bán tăng nhanh theo ngày, dao động từ 680-990 nghìn/kg đối với loại tôm hùm xanh, cao hơn giá bán buôn khoảng 300-450 nghìn đồng/kg; Tôm hùm bông có giá từ 1,7-3,85 triệu đồng/kg tùy từng kích cỡ, cao hơn từ 500 nghìn đồng/kg đến cả triệu đồng…

Giá tôm hùm bông không thay đổi do không được khách hàng ưa chuộng, mức 1,75 triệu đồng/kg đối với dưới 1,2 kg/con; Mức 2,45 triệu đồng/kg đối với loại từ 1,2-1,6 kg/con; Mức 3,55 triệu đồng/kg đối với loại từ 1,6-2,0 kg/con; Mức 3,85 triệu đồng đối với loại trên 2,0 kg/con.

Một nhân viên cho biết, giá “giải cứu” từ trước đến nay không có dưới 600 nghìn đồng/kg và đã bắt đầu tăng từ đầu tuần do tình hình Covid-19 đã bớt căng thẳng.

Bản thân người bán cũng cho biết, mức bán chung thị trường như vậy, nếu giờ bán thấp hơn sẽ khiến người mua nghi ngờ chất lượng. Vì thế khó mà có thể bán giá “giải cứu” đúng nghĩa.