Bích Hồng

2020-09-26 13:20:00

"Nhà máy sản xuất nước đá lụi" hoạt động trong khu dân cư thì bị xử lý như thế nào?

Một nhà máy sản xuất nước đá hoạt động 24/24 ngay giữa khu dân cư tại tổ 27, KP.3A, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đang khiến cộng đồng dân cư bức xúc bởi tiếng ồn mà cơ sở sản xuất này gây ra. Thậm chí nhiều gia đình đã phải cầu cứu chính quyền, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính sau đó vẫn tiếp tục được phép hoạt động, tiếp tục gây tiếng ồn. Dư luận đang cho rằng hình thức xử phạt vi phạm hành chính liệu có đủ để xử lý trong trường hợp này?

Theo lời ông T một người dân sống ngay bên cạnh xưởng sản xuất nước đá: “…Các loại máy làm đá hoạt động liên tục 24/24 mỗi ngày, gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Đặc biệt, là khoảng thời gian từ 20 giờ tối đến 05 giờ sáng cơ sở này đẩy mạnh hoạt động sản xuất do đó gây tiếng ồn rất lớn và làm rung chấn mạnh, tường nhà cùng toàn bộ đồ đạc trong nhà, khiến cho gia đình tôi không đêm nào được ngủ ngon giấc. Chúng tôi đã phải trải nệm ngủ dưới sàn nhà để tránh rung lắc mạnh. Từ sinh hoạt thường nhật đến sức khỏe, tinh thần, công việc của gia đình tôi đều bị ảnh hưởng. Điều đáng lo ngại nhất là gia đình tôi có con nhỏ và cháu còn nhỏ tuổi (01-04 tuổi), sức khỏe, tinh thần của các cháu bị ảnh hưởng rất nhiều khi phải sống trong môi trường ồn ào, ô nhiễm  như thế này. Các loại máy móc công suất lớn của nhà xưởng để gần vách tường nhà tôi hoạt động liên tục gây rung lắc khiến cho tường nhà rạn nứt, xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài các loại máy sản xuất đá, cơ sở này còn có 01 máy nén khí dung tích khoảng 4000 lít để sát vách tường nhà tôi. Tôi đã tìm gặp và trao đổi với anh Huy về sự an toàn của các loại máy này và những nguy cơ có thể xảy ra, đặc biệt là nguy cơ cháy nổ đối với máy nén khí nhưng anh Huy tỏ ra không quan tâm và hoàn toàn phớt lờ những lời góp ý của tôi.

Hiện nay cơ sở sản xuất của anh Huy có 01 hầm chứa đá và đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm một hầm nữa. Khoản 3 – 4 lần trong một tháng, cơ sở này đổ thêm muối vào hầm gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu. Hơn nữa, nước muối bốc hơi lên ngưng tụ và bám vào mái tôn , cổng sắt, cột sắt của những hộ dân xung quanh, gây ra hiện tượng gỉ sét, an mòn làm thiệt hại đến tài sản của nhiều người.

Từ khi cơ sở này hoạt động, gia đình chúng tôi và nhiều hộ dân xung quanh luôn sống trong sự bất an, lo lắng, cuộc sống bình thường bị xáo trộn, ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi không hiểu tại sao một cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và gây tiếng ồn nghiêm trọng thế này lại được cấp phép hoạt động ngay giữa khu dân cư đông đúc?...”

Qua tìm hiểu thực tế: Cơ sở sản xuất nước đá nêu trên nằm trên toàn bộ diện tích 263,7m2 tại thửa 427 tờ 40, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị, đất trồng cây lâu năm khác và hiện đang được quy hoạch đất ở tại đô thị. Do ông Hồ Minh Nhật và bà Nguyễn Thị Phương Dung đứng tên chủ sử dụng, tuy nhiên chủ cơ sở sản xuất nước đá gây ô nhiễm này lại là ông Huy (trú tại P.Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Hình ảnh xưởng sản xuất nước đá của ông Huy

Hình ảnh xưởng sản xuất nước đá của ông Huy

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy nằm trong khu dân cư yên tĩnh

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy nằm trong khu dân cư yên tĩnh

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy trong khu dân cư yên tĩnh

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy trong khu dân cư yên tĩnh

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy nằm trong khu dân cư yên tĩnh

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy nằm trong khu dân cư yên tĩnh

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Xưởng sản xuất nước đá của ông Huy tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Hình ảnh máy móc, thiết bị bên trong xưởng sản xuất nước đá

Luật sư Phạm Duy Hiển – VPLS Phạm Duy cho biết:

Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong đó có hạn chế tiếng ồn, độ rung (khoản 1, Điều 68) và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư (khoản 2, Điều 103). Bên cạnh đó, theo quy định tại mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực thường là 70dBA từ 6h-21h và 55dBA từ 21h-6h. Cho nên, hiện tại cơ sở sản xuất đá đang vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vì tiếng ồn lên tới 71,1 dBA lúc 22giờ 33phút (theo tài liệu người dân cung cấp).

Tiếng ồn của xưởng nước đá lúc 22 giờ 33 phút mà người dân đo được là 71,1 dB

Tiếng ồn của xưởng nước đá lúc 22 giờ 33 phút mà người dân đo được là 71,1 dB

Theo quy định tại Quyết định 21/2017/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai về ban hành quy định về trình tự thực hiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh ngoài các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Tại khoản 8, Điều 5 có quy định: Nhà đầu tư trong nước vẫn được sản xuất kinh doanh qua việc sử dụng nhà ở, đất ở của mình tạo lập hợp pháp hoặc thuê nhà ở, đất ở được tạo lập hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện về quy mô, về ngành nghề. Trong trường hợp này thì điều kiện về quy mô đã đủ vì qua xác minh cơ sở này nằm trên 1 thửa 427 tờ 40 giới hạn trong ranh giới được cấp giấy chứng nhận. Còn điều kiện về ngành nghề: Nếu cơ sở sản xuất đá có công suất <3000 cây đá trên ngày (loại 50kg/cây) hoặc <150.000 kg nước đá/ngày trở lên thì được phép hoạt động và ngược lại sẽ không đủ điều kiện hoạt động.

Hơn nữa, nhà đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện trên chỉ cần thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp, không cần thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Thủ tục xây dựng công trình được thực hiện theo thủ tục xây dựng nhà ở phù hợp quy định Luật Nhà ở và Luật Xây dựng (theo điểm c, khoản 8, Điều 5 cùng Nghị định). Cụ thể:

Theo quy định tại Luật Xây dựng 2014, cơ sở sản xuất nước đá là công trình trước khi khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước cấp (khoản 1, Điều 89). Mà điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị quy định tại Điều 91 luật này phải: Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt…Vì cơ sở sản xuất đá xây dựng trái với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt (đất ở tại đô thị) vì thế không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. Cho nên, cơ sở sản xuất nước đá của ông Huy đã được xây dựng không phép.

Như vậy, cơ sở sản xuất nước đá của ông Huy sẽ bị xử lý như sau:

Buộc cơ sở sản xuất đá của Ông Huy phải ngưng sản xuất kinh doanh tại vị trí trên và bị xử phạt theo quy định của pháp luật (Theo điểm d, khoản 8, Điều 5, Quyết định 21/2017/QĐ-UBND)

Đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn: Theo quy định tại khoản 5, Điều 17, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi này của ông Huy sẽ bị xử lý như sau: “5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA”.

Đối với hành vi xây dựng không phép: Theo điểm a, khoản 5 và khoản 11, Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác chế biến, kinh doanh… sẽ bị xử phạt như sau:

“5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”