Người già, trẻ nhỏ mò mẫm trong bóng tối vì bệnh viện Bà Rịa “quên” bật điện
9h30 sáng thời điểm có đông bệnh nhân ra vào trong đó toàn người già, trẻ nhỏ nhưng hệ thống điện hành lang tại bệnh viện Bà Rịa (tọa lạc tại phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa) lại tắt ngỏm. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra suốt thời gian dài gây khó khăn cho bệnh nhân.



Hành lang tối om, bệnh nhân phải mò mẫm tìm đường. Nhiều trường hợp phải bật đèn pin hoặc đèn điện thoại để đi lại.


“Thang cuốn để đó thôi chứ có hoạt động đâu. Nhiều hôm truyền thuốc mà phải đi bộ lên xuống oải lắm.”, bà K.X cho biết.

“Hành lang, cửa thang máy tối om, mỗi lần đứng chờ thang máy mình người lớn còn lạnh gáy huống hồ trẻ nhỏ”, chị Tâm An tâm sự.
Thang cuốn không hoạt động, bệnh nhân buộc phải đi thang bộ.






Buôn bán, dịch vụ bủa vây dưới sảnh của bệnh viện: Bán sim thẻ, thuê máy massage, yến sào, trà sam hồng, nước uống...






Khuôn viên bệnh viện nhếch nhác, rác thải bủa vây.

Bệnh viện Bà Rịa được nối tiếp hoạt động liên tục từ trước ngày giải phóng 30/4/1975 là Bệnh viện tỉnh Phước Tuy và sau năm 1975 là bệnh viện tỉnh Bà Rịa- Long Khánh. Khi thành lập tỉnh Đồng Nai bệnh viện được mang tên là bệnh viện Châu Thành. Cơ sở ban đầu của bệnh viện nằm tại khu phố 2, phường Phước Hưng, thị xã Bà Rịa (hiện nay là TTYT Thị xã Bà Rịa).
Từ ngày 2/9/1985 bệnh viện được khởi công xây dựng mới tại khu phố 4, phường Phước Hưng, thị xã Bà Rịa, khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 19/8/1990 với tên gọi là Bệnh viện Bà Rịa. Theo quyết định số 40/QĐ-UBT ngày 22/1/1992 bệnh viện là bệnh viện đa khoa trung tâm của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, vào đầu năm 2015 (ngày 26/2/2015) sau hơn 5 năm khởi công, công trình xây mới Bệnh viện Bà Rịa đã chính thức được đưa vào sử dụng với diện tích xây dựng trên 67.000m2, Bệnh viện Bà Rịa mới tọa lạc tại phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa có công suất hiện tại 700 giường bệnh, cao 17 tầng. Công trình được UBND tỉnh đầu tư nguồn kinh phí khá lớn lên tới hơn 2.000 tỷ đồng cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở và gần 640 tỷ đồng cho các dự án trang thiết bị y tế.
Đây là công trình xây dựng bệnh viện có quy mô lớn nhất vùng Đông Nam bộ, được thiết kế hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình thi công được giám sát và chứng nhận chặt chẽ về chất lượng.
Quy mô, diện tích và kinh phí đầu tư xây dựng bệnh viện mới:
- Chủ đầu tư: Sở XD BR-VT
- Đơn vị tư vấn thiết kế: Yooil (Hàn Quốc)
- Đơn vị thi công: DIC Group
- Cấp công trình: Cấp đặc biệt
- Công suất: 700 giường
- Diện tích sử dụng: 7,5 ha
- Diện tích xây dựng: 17.384m2
- Tổng diện tích sàn: 67.328m2
- Diện tích cây xanh: 30.068m2
- Diện tích giao thông, hành lang: 27.757m2
- Mật độ xây dựng: 23,11%
Bệnh viện có cơ cấu 37 khoa phòng, gồm 8 phòng chức năng, 9 khoa cận lâm sàng, 20 khoa lâm sàng.
Theo tìm hiểu từ tháng 9/2016 đến nay, Công ty TNHH Y tế Hồng Phúc (Số 129 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Long Hương, Thành phố Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu); Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm (21, Ngõ 22, Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội); Công ty TNHH Một Thành Viên Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Số 42-44 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh) liên tiếp trúng các gói thầu thiết bị y tế, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm...