largeer

Saigon 247

Saigon 247

2022-12-29 11:15:00

Người đưa Quýt hồng Lai Vung thành kiểng trưng Tết

Đồng Tháp - Nhân Lễ hội Quýt hồng Lai Vung lần thứ I năm 2023 diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 5 - 8.1.2023), xin giới thiệu về người đưa quýt hồng Lai Vung thành kiểng trưng Tết.Hướng đi mới cho quýt hồng

Lễ hội Quýt hồng Lai Vung lần thứ I năm 2023 là lễ hội nông nghiệp thứ 4 của tỉnh Đồng Tháp trong năm Nhâm Dần. 3 lễ hội trước đó là Lễ hội Sen Đồng Tháp, Lễ hội Xoài Cao Lãnh và Lễ hội Cá tra Hồng Ngự.

Tuy chỉ được trồng trên dưới 1.000ha tại các địa bàn Long Hậu, Vĩnh Thới, Tân Thành... của huyện Lai Vung, nhưng với màu sắc, hương vị độc đáo và sự sáng tạo của nhà vườn, quýt hồng không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế lớn, mà còn tạo dựng thương hiệu mạnh cho địa phương. Thậm chí, nhắc đến quýt hồng là mọi người nhớ ngay đến Lai Vung và ngược lại.

Quý hồng Lai Vung lên chậu vẫn trĩu quả mà màu sắc rực rỡ, trở thành loại cây kiểng độc lạ ngày Tết. Ảnh: Lục Tùng

Quý hồng Lai Vung lên chậu vẫn trĩu quả mà màu sắc rực rỡ, trở thành loại cây kiểng độc lạ ngày Tết. Ảnh: Lục Tùng

Thông thường, quýt hồng chậu có độ cao trên dưới 1m, nhưng vẫn cho trái trĩu cành với màu sắc rực rỡ… nên được nhiều người săn đón làm cây trưng bày “2 trong 1” trong dịp Tết. Ảnh: Lục Tùng

Thông thường, quýt hồng chậu có độ cao trên dưới 1m, nhưng vẫn cho trái trĩu cành với màu sắc rực rỡ… nên được nhiều người săn đón làm cây trưng bày “2 trong 1” trong dịp Tết. Ảnh: Lục Tùng

Từ chỗ chỉ là cây ăn trái, nhưng qua bàn tay sáng tạo của các thế hệ nhà vườn, quýt hồng còn được khai thác thành nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao: Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon lạ, một số nhà vườn còn tận dụng không gian thoáng rộng để tổ chức du lịch…

Đặc biệt là quýt hồng còn được nâng cấp thành loại cây kiểng độc đáo cung cấp ra thị trường để bán cho người dân mua về trưng vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Quýt hồng lên chậu thoạt nghe đơn giản, nhưng để thực hiện cũng không hề dễ dàng. Sau 30 tháng chiết cành, vô chậu, cây vừa phải đảm bảo yếu tố thu nhỏ như cây kiểng (trên dưới 1m), nhưng cũng phải vừa đảm bảo cho trái trĩu cành với màu sắc đẹp như trồng trong tự nhiên. Người đầu tiên mở đường cho loại hình độc đáo này là ông Lưu Văn Ràng.

Nhớ công người khai mở

Đến với nghề trồng Quýt hồng Lai Vung như sự tình cờ và khá muộn (khoảng đầu thập niên 20, thế kỷ XXI), nhưng ông Lưu Văn Ràng (xã Vĩnh Thới) được biết đến như người khai sinh loại hình quýt hồng lên chậu làm kiểng trưng dịp Tết, sau gần nửa thế kỷ chỉ được khai thác như loại cây cho trái dùng để trưng bày mang ý nghĩa cát tường.

Xuất thân từ người đam mê và nhiều năm gắn bó với cây kiểng nên ông Ràng có nhiều lợi thế trong việc chọn lựa cũng như tạo tán cho cây quýt hồng vô chậu. Ảnh: Lục Tùng

Xuất thân từ người đam mê và nhiều năm gắn bó với cây kiểng nên ông Ràng có nhiều lợi thế trong việc chọn lựa cũng như tạo tán cho cây quýt hồng vô chậu. Ảnh: Lục Tùng

Ông Ràng chăm sóc những chậu quýt hồng chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết 2023. Ảnh: Lục Tùng

Ông Ràng chăm sóc những chậu quýt hồng chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết 2023. Ảnh: Lục Tùng

Xuất thân từ người đam mê và nhiều năm gắn bó với cây kiểng nên ông Ràng có nhiều lợi thế trong việc chọn lựa cũng như tạo tán cho cây quýt hồng vô chậu. Sau thời gian thử nghiệm, năm 2005, ông Ràng tung ra thị trường lô quýt hồng vô chậu đầu tiên.

Ông Ràng cho biết, việc chăm sóc quýt hồng vô chậu đòi hỏi nhà vườn rất nhiều công sức. Bên cạnh việc cân đối các nguồn dinh dưỡng để cây trong môi trường chật hẹp vẫn ra nhiều trái với màu sắc đẹp… còn phải thường xuyên uốn nắn cành nhánh để cây có được dáng thế nhiều người ưa thích.

Việc trồng đã khó, để đưa được chậu quýt hồng đến tay khách hàng là cả kỳ công. Để đảm bảo quýt hồng trưng Tết có màu sắc đẹp, ông Ràng phải điều khiển quýt cho trái chín. Nhưng điều này sẽ dễ làm trái quýt bị rụng, lìa cành khi vận chuyển đường xa. Vì thế ông Ràng sáng tạo ra phương thức vận chuyển trước đó chưa từng có: Sau khi dùng nylon cố định từng trái quýt hồng vào thân, cành, là việc dùng lưới cố định tất cả trái và lá để tránh va đập trong quá trình vận chuyển. Phải cẩn trọng kiểm tra từng chi tiết nhỏ để đảm bảo yêu cầu khắc khe của mặt hàng mang ý nghĩa cát tường ngày Tết: Không rụng mất trái, dập lá và vỏ không trầy dù một chút.

Trước khi vận chuyển, các chậu quýt hồng phải được bảo vệ hết sức cẩn thận để không bị rụng trái, dập lá... Ảnh: Lục Tùng

Trước khi vận chuyển, các chậu quýt hồng phải được bảo vệ hết sức cẩn thận để không bị rụng trái, dập lá... Ảnh: Lục Tùng

Đưa các chậu quýt hồng lên xe tải và giao tận nơi theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Lục Tùng

Đưa các chậu quýt hồng lên xe tải và giao tận nơi theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Lục Tùng

Chính vì thế mà giá quýt hồng Lai Vung vô chậu khá cao (từ vài triệu đến hơn chục triệu/cặp, tuỳ dáng thế, số lượng trái và màu sắc) và mang về cho ông mức lợi nhuận lớn. Bình quân, mỗi năm ông Ràng cho ra lò trên dưới 200 chậu, thu về khoảng hơn nửa tỉ đồng.

Thấy việc kinh doanh mang lại giá trị kinh tế cao, một số nhà vườn tập làm theo. Từ đó mở ra thương hiệu mới cho quê hương quýt hồng, đưa quýt hồng trở thành niềm tự hào cho Lai Vung và điền vào bản đồ du lịch Đồng Tháp như điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Sen Hồng.

Giờ đây, đã qua tuổi xưa nay hiếm (sinh năm 1952), sức khoẻ không cho phép, ông Ràng đã thu hẹp quy mô sản xuất. Nhưng nhiều nhà vườn Lai Vung vẫn nhớ và tri ân ông như người khai sinh ra loại cây kiểng độc lạ ngày Tết.