largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-10-17 14:32:00

Nếu bạn chỉ thấy buồn cười

Trên Fb cá nhân ông Nguyễn Đức Hiển đăng tải bài viết thể hiện quan điểm cá nhân về vụ việc lực lượng chức năng ở Bến Tre dán niêm phong cửa xe khi qua tỉnh này

Dưới đây là nguyên văn bài trích:

Lực lượng chức năng ở Bến Tre những ngày qua đã dán niêm phong cửa xe khi qua tỉnh này. Tấm niêm phong ghi rõ điểm vào chốt Rạch Miễu, điểm ra chốt Cổ Chiên và không được xuống xe khi đi qua địa bàn tỉnh Bến Tre.Rất nhiều người đã nhìn cái ảnh này và buồn cười. Và chỉ có thế!Không thấy ai hỏi: Nó có sai pháp luật không?

Để hành nghề luật, bạn phải học tử tế, phải có bằng cấp chứng minh cho lượng kiến thức tích luỹ, phải tập sự. Để hành nghề giỏi, bạn phải học hành cọ xát nhiều hơn, và kèm thêm tố chất cá nhân. Nhưng để chấp hành pháp luật và biết đúng sai, bạn chỉ cần là một con người bình thường. Với những ứng xử thường thức, bạn không cần phải học luật ngày nào cũng có thể làm đúng. Nhận thức phổ thông ấy là nguồn cơn để khi bị chế tài, bạn không viện cớ là không biết luật. "Có thể anh không biết/ nhưng pháp luật bắt buộc anh phải biết".

Để làm đúng luật, bạn chỉ cần phản xạ: Cái gì vô lý, là sai luật!Nếu bạn đi từ Sài Gòn qua Vĩnh Long theo ngả Bến Tre, thì quãng đường qua Bến Tre từ cầu Rạch Miễu đến hết cầu Cổ Chiên là 40 km.

Nếu trên xe bạn có em bé, người ốm, hoặc ai đó ốm đau bất thường? Nếu xe bạn cán đinh xẹp lốp? Nếu bạn cần xuống kiểm tra máy móc? Tất cả những cái đó bạn phải chứng minh với chính quyền là "bất khả kháng" hoặc bạn sai và bị phạt?

Vậy quy định trên sai luật chỗ nào?

Giả sử xe bạn cũ hoặc bạn chạy chậm, từ TP.HCM về tới cầu Cổ Chiên, có thể chạy trên 4 tiếng.

Khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ quy định không được điều khiển xe liên tục 4 tiếng.

Điểm d Khoản Khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định nếu vi phạm Khoản 1 Điều 65 thì phạt tiền 3 triệu đến 5 triệu đồng. Cần nhớ "điều khiển xe" bao gồm cả thời gian xe dừng, miễn là nổ máy và ngồi trên đó.

Vậy thì chấp hành kiểu gì đây? Khi bạn tới Bến Tre, dù đã chạy liên tục 4 tiếng, thì bạn vẫn phải tiếp tục?

Sai luật chỗ nào nữa?

Công dân được quyền làm gì pháp luật không cấm. Không ai có thể cấm bạn mở cửa ngôi nhà của bạn. Cửa xe cũng vậy. Làm như thế là hạn chế tự do công dân trái pháp luật. Địa phương không thể đặt ra những quy định trái pháp luật, xâm hại tự do công dân.

Có thể chỉ ra hàng ngàn tình huống để cần mở cửa xe.

Nếu tôi đi ngang Bến Tre mà vi phạm 5K, anh có quyền phạt. Nhưng nếu tôi muốn cười chào một cô gái hay xuống xe vươn vai ven vườn trái cây Chợ Lách thì anh không có quyền cấm.

Không phải chỉ huỷ bỏ một lệnh cấm vô lý. Ai ban hành ra nó cần bị kỷ luật vì ở chức vụ có thể ban hành quy định, không thể nhận thức pháp luật và xã hội tệ như thế.

Còn nếu bạn nhìn tấm ảnh này chỉ thấy buồn cười mà không thấy bất bình, thì bạn xứng đáng được cai trị như vậy.

cms2
cms
cms1

Nhiều ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh về lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu – quốc lộ 60 (Bến Tre) dán niêm phong cửa xe ô tô khi các phương tiện này lưu thông ngang qua địa bàn tỉnh Bến Tre để sang tỉnh khác.

Empty
Empty

Cụ thể khi phương tiện ô tô hướng từ Tiền Giang đổ dốc cầu Rạch Miễu vào địa bàn tỉnh Bến Tre, tại chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu lực lượng làm nhiệm vụ sẽ dán giấy niêm phong vào các cánh cửa ô tô.

Đến khi phương tiện này ra khỏi địa bàn tỉnh thì xe sẽ được tháo niêm phong. Biện pháp này nhằm tránh tình trạng tài xế, người trên ô tô khai báo đi địa phương khác nhưng dừng và xuống xe ở Bến Tre.

Những hình ảnh của việc dán niêm phong tại chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút nhiều bình luận và chia sẻ của cộng đồng mạng.

Đa phần đều tỏ ra không đồng tình với việc dán niêm phong này, nhất là khi Chính phủ đã ra Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Lý giải về điều này Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, khẳng định địa phương đã xóa bỏ chủ trương này từ khi tỉnh áp dụng Chỉ thị 19.

Cũng theo ông Thọ, từ khi Bến Tre thực hiện Chỉ thị 16 và Chỉ thị 15 (có tăng cường), lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu đã dán niêm phong cửa ô tô đối với các phương tiện đi ngang Bến Tre để đi qua tỉnh khác.

“Việc này nhằm nhắc nhở tài xế và người đi ngang qua địa bàn tỉnh đi đúng điểm đi và điểm đến. Tuy nhiên kể từ khi Bến Tre thực hiện Chỉ thị 19 đến nay thì việc này không còn”- Bí thư Lê Đức Thọ thông tin.

Còn theo ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, tỉnh không chỉ đạo việc dán tem niêm phong cửa ô tô khi xe đi ngang qua địa bàn tỉnh.

“Việc này do lực lượng công an làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát “sáng tạo ra”, khi phát hiện tỉnh đã chỉ đạo chấn chỉnh và cho dừng ngay việc này” - ông Tam nói.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bến Tre về thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, ngày 15-10, Bí Thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ đã chỉ đạo các chốt kiểm soát cửa ngõ trên địa bàn hoạt động trên tinh thần phục vụ người dân, hướng dẫn người dân chấp hành đúng quy định.

Trường hợp người dân có đủ giấy tờ thì nên cho đi, tránh gây khó khăn đối với người dân khi lưu thông.

(trích PLO)