Mai Anh

2021-04-27 11:15:00

Một số hình thức lừa đảo trong giao dịch đất đai

Nhà đất vẫn là loại tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa với người dân và doanh nghiệp Việt Nam từ trước đến nay. Tuy nhiên thời gian gần đây xảy ra nhiều trường hợp lừa đảo, lạm dụng tiền bạc, tài sản của người khác thông qua các giao dịch nhà, nhất trên thị trường. Trước thực trạng đó, qua quá trình hành nghề và kinh nghiệm, luật sư Đỗ Thanh Lâm của công ty luật Kiến Việt viết loạt bài này để nêu một số hình thức, thủ đoạn lừa đảo, lạm dụng để mọi người biết và hạn chế, phòng tránh trở thành nạn nhân của những kẻ xấu.

Phần 1: Người mua nhà đất lừa đảo

Trước giờ nhiều người nghĩ rằng mua bán nhà đất là tài sản cố định, phải qua các thủ tục của các cơ quan nhà nước nên khó lừa đảo, hoặc nếu có thì người mua mới là người sợ lừa đảo. Tuy nhiên, gần đây có nhiều vụ người mua mới là người đi lừa đảo. Hai trường hợp có thật trong quá trình hành nghề thực tế mà mình gặp dưới đây là hai ví dụ điển hình về chiêu thức lừa đảo đang diễn ra ở Tp HCM (và có thể cả ở nơi khác). Ngoài ra còn có thể rất nhiều chiêu lừa đảo khác. Mọi người khi mua bán nhà đất cần cẩn trọng khi giao dịch.

sod

Trường hợp thứ nhất: Tráo sổ nhà đất

Bà A có căn nhà rao bán. Một nhóm người đến hỏi mua (còn có người đi cùng tự xưng là luật sư để tạo niềm tin). Lần đầu nhóm người mua kêu bà A cho xem giấy chứng nhận của căn nhà và xin một bản photo để về đi xác minh. Về nhà nhóm này làm giả sổ nhà của bà A. Lần thứ hai nhóm này quay lại đặt cọc cho bà A 10 triệu để hẹn ngày đi giao dịch, khi bà A cho xem sổ gốc, nhóm này tranh thủ lúc bà A ko để ý đã đánh tráo và đưa lại sổ hồng giả cho bà A. Lấy được sổ thật, nhóm này làm giả chứng minh của bà A, dán hình của mình vào chứng minh, đi ra ngân hàng thế chấp lấy mấy tỷ. Khi công chứng hợp đồng thế chấp có lẽ công chứng không để ý nhiều giấy chứng minh nên đã công chứng, khi ra phòng tài nguyên do là sổ thật nên cũng đã đăng ký thế chấp được. Một thời gian sau bà A không thấy nhóm này quay lại nên đã bán nhà cho người khác. Khi ra làm thủ tục thì bà A bị phát hiện dùng sổ giả và bán nhà 2 lần. Công an tới bắt giam bà 24h. Bà tới VPLS khóc lóc kể sự tình, sau khi công an điều tra mới biết bà bị lừa. Nhưng giờ nhóm này đã ôm tiền không biết ở phương trời nào và để lại một hậu quả lằng nhằng cho các bên liên quan.

Trường hợp 2: Nợ tiền khi đã công chứng hợp đồng mua bán

Bà Nguyệt có 3 miếng đất rao bán. Ông Trường tới hỏi mua và trả giá là 8 tỷ. Hai bên thỏa thuận sau khi ra công chứng ông Trường sẽ trả trước 2 tỷ và bà Nguyệt sẽ đưa sổ đỏ để ông Trường đi sang tên, sau khi sang tên ở tài nguyên ông Trường sẽ trả hết số tiền còn lại, nếu ông Trường không thanh toán số còn lại sẽ bị mất tiền và bà Nguyệt lấy lại đất. Hai bên có viết giấy tay về thỏa thuận này. Tuy nhiên khi ra công chứng do muốn giảm thuế nên đã ghi giá mua bán thấp hơn thực tế. Sau đó ông Trường đi sang tên cho mình và bán lại đất cho một người khác với giá 6 tỷ. Bà Nguyệt sau khi thấy ông Trường không thanh toán số tiền còn lại đã tìm gặp đòi nhưng không được, nên đã kiện ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng. Lúc này ông T đã bị công an bắt vì liên quan tới nhiều vụ lừa đảo và để lại hậu quả cho các bên giải quyết .

Nguồn Luật sư Đỗ Thanh Lâm