largeer

LS. Quốc Vũ

LS. Quốc Vũ

2021-10-10 08:12:00

Luật sư có sứ mệnh bảo vệ sự độc lập của tư pháp

Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã khẳng định vai trò, năng lực của đội ngũ Luật sư trong việc thực hiện chức năng xã hội nghề nghiệp cao quý, góp bảo vệ công lý. Không cần vinh danh, khen thưởng, trong các vụ án đã được minh oan, đã được khôi phục danh dự, bồi thường từ năm 2009 đến nay đều có vai trò của các Luật sư kiên trì trợ giúp người bị oan, thực hiện sứ mệnh cao cả của nghề Luật sư.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà, người đã trợ giúp pháp lý cho ông Trần Bê (sinh năm 1957, trú Ninh Giang, Ninh Hoà, Khánh Hoà) bị tạm giam oan về tội

Luật sư Nguyễn Hồng Hà, người đã trợ giúp pháp lý cho ông Trần Bê (sinh năm 1957, trú Ninh Giang, Ninh Hoà, Khánh Hoà) bị tạm giam oan về tội "Giết người" tại buổi công khai xin lỗi, phục hồi danh dự.

Cuối năm 2019, Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ về việc ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Bộ Quy tắc này thay thế Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011.

Nội dung Quy tắc 1 - Sứ mệnh của Luật sư được thể chế từ Điều 3 Luật Luật sư. Theo đó, Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế xã hội và Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù quá trình góp ý kiến dự thảo Bộ Quy tắc đạo đức có quan điểm cho rằng quy tắc này chưa phù hợp với khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013, vì chỉ có Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp, tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân - đó sứ mệnh của Tòa án, hoạt động nghề Luật sư chỉ là bổ trợ tư pháp. Tuy nhiên, Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp được ban hành vẫn giữ nguyên nội dung “bảo vệ sự độc lập của tư pháp” là sứ mệnh của Luật sư.

Quy tắc này có ý nghĩa trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy chỉ với cụm từ ngắn gọn “bảo vệ sự độc lập của tư pháp” nhưng thực tiễn hoạt động nghề không hề giản đơn như bài học thuộc lòng trong các lớp bồi dưỡng, trong các kỳ thi sách hạch đạo đức nghề nghiệp. Có thực hành nghề Luật sư, đặc biệt là trong hoạt động tranh tụng mới thấy những gian nan khó khăn thử thách cần phải vượt qua, mới thấy giá trị của tư pháp độc lập trong hành trình bảo công lý, công bằng xã hội. Có độc lập tư pháp mới có công lý. Do đó, bảo vệ bảo vệ sự độc lập của tư pháp là sứ mệnh cao cả của Luật sư.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập theo Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Luật sư thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có sự phát triển với số lượng khoảng hơn 16.000 Luật sư đang hành nghề tại hàng nghìn tổ chức hành nghề Luật sư trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. So với năm 2009, khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập, chỉ có hơn 5.000 Luật sư, số lượng Luật sư đến nay tăng hơn 11.000 Luật sư.

Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã khẳng định thấy vai trò, năng lực của đội ngũ Luật sư trong việc thực hiện chức năng xã hội nghề nghiệp cao quý, góp phần bảo vệ công lý. Không cần vinh danh, khen thưởng, trong các vụ án đã được minh oan, đã được khôi phục danh dự, bồi thường từ năm 2009 đến nay đều có vai trò của các Luật sư kiên trì trợ giúp người bị oan, thực hiện sứ mệnh cao cả của nghề Luật sư.

Là Luật sư đã hành nghề hơn 22 năm, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tham gia tố tụng, với những vụ án, với những số phận pháp lý khác nhau của những thân phận khác nhau, nhiều cảm xúc nhau; vui thì ít, buồn thì nhiều. Tuy nhiên, tôi luôn tự hào là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Nhân kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945 - 10/10/2021), 12 năm ngày thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tôi mong muốn Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày càng vững mạnh, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống xã hội, góp phần vào bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người bảo vệ công bằng xã hội.

Tôi mong muốn các cơ quan và những người tiến hành tố tụng cần nhận thức rõ việc hạn chế hoặc cản trở quyền của Luật sư chính là hạn chế quyền của người bị buộc tội, đó xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân, quyền con người. Luật sư và người tiến hành tố tụng đều phải bảo vệ tư pháp độc lâp khi thực hiện chức năng, sứ mệnh nghề nghiệp của mình, với mục đích chung là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.

Nhà nước cần sửa đổi bổ sung pháp luật về tố tụng hình sự theo hướng bảo đảm quyền của Luật sư, quyền của người bị buộc tội hơn nữa. Theo đó, người bị buộc tội phải sớm được tiếp xúc với Luật sư trong quá trình bị buộc tội, kể cả khi đã bị kết án. Người bị tạm giữ, tạm giam chậm hoặc không được tiếp xúc với Luật sư chừng nào thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ càng khó khăn trong hành trình tiếp cận công lý. Để không xảy ra tình trạng làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, đặc biệt là Tòa án khi xét xử cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Khi Luật sư tranh tụng đã nêu đầy đủ lập luận pháp lý, với những chứng cứ chứng minh người bị buộc tội oan, quá trình buộc tội có vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, thì tuyệt đối không được kết án.

Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng không được lạm dụng việc hủy án hoặc trả hồ sơ nhiều lần, “treo án” gây bất lợi cho người bị buộc tội; không được lạm dụng việc miễn trách nhiệm hình sự để né giải quyết bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần tăng cường công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư khi bị cản trở, bị xâm hại trong quá trình hành nghề, có kiến nghị với các các quan tiến hành tố tụng, kiến nghị Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương để có chỉ đạo giải quyết kịp thời. Việc bảo vệ quyền lợi Luật sư cần tiến hành nhanh chóng quyết liệt và kiên trì theo đuổi đến kết quả cuối cùng. Có như vậy, giới Luật sư mới có thể hoàn thành chức năng xã hội, sứ mệnh của Luật sư.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà_lsvn.vn