largeer

Saigon 247

Saigon 247

2022-07-18 11:15:00

“Lột mặt” dự án nuôi bò 2.632 tỉ "hóa kiếp" thành... trại heo 254 tỉ đồng

Đắk Nông – Mặc dù lập dự án đầu tư, phát triển trang trại chăn nuôi bò có quy mô hơn 2.632 tỉ đồng nhưng chủ đầu tư chỉ triển thực hiện nửa vời, không hiệu quả rồi nhanh chóng "hóa kiếp" thành trại heo có quy mô rất nhỏ là 254 tỉ đồng.

Vốn tự có thì ít đi huy động, vay mượn thì nhiều

Như Lao Động đã thông tin, từ tháng 1.2016, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định (số 77/QĐ-UBND) về việc đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Trang trại chăn nuôi bò công nghệ cao Quảng Phú của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Khi thiết lập dự án, tổng số tiền Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai xác định đầu tư là hơn 2.632 tỉ đồng. Tuy nhiên, chủ sở hữu chỉ có nguồn vốn là 20%, 80% còn lại là vay mượn và huy động.

Sau một thời gian triển khai đầu tư, dự án chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã không mang lại thành công như mục tiêu đề ra ban đầu.

Dự án nuôi bò của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai

Dự án nuôi bò của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai "đắp chiếu" nên nhiều người dân không có việc làm, tái lấn chiếm đất đai để sản xuất. Ảnh: Phan Tuấn

Đến ngày 12.10.2020, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục ban hành Quyết định điều chỉnh dự án, "hóa kiếp" dự án chăn nuôi bò có "đầu voi" 2.632 thành dự án chăn nuôi bò kết hợp heo với số vốn "đuôi chuột" là 254 tỉ đồng.

Điều đáng nói, thời điểm năm 2016, khi lập dự án hơn 2.632 tỉ đồng, ngay trong Quyết định chủ trương đầu tư nêu rõ vốn tự có của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai chiếm khoảng 20%, tức là hơn 500 tỉ đồng.

Thế nhưng, đến năm 2020, khi đã được UBND tỉnh Đắk Nông đồng ý điều chỉnh dự án chăn nuôi bò hơn 2.632 tỉ đồng thành dự án chăn nuôi heo có quy mô 254 tỉ đồng thì số vốn tự có của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã sụt giảm rất mạnh.

Theo quyết định điều chỉnh dự án mới, số tiền của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai chỉ còn 74 tỉ đồng. Số tiền 180/254 tỉ đồng còn lại để thực hiện dự án mới sẽ được chủ đầu tư tiến hành vay mượn.

Trên phần đất của dự án nuôi bò, người dân đã tái lấn chiếm để trồng mỳ (sắn), phát triển sản xuất. Ảnh: Phan Tuấn

Trên phần đất của dự án nuôi bò, người dân đã tái lấn chiếm để trồng mỳ (sắn), phát triển sản xuất. Ảnh: Phan Tuấn

Sau khi tự mình triển khai dự án không thành, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã có văn bản xin UBND tỉnh Đắk Nông về việc hợp tác, liên doanh liên kết dự án Trại heo giống - Trang trại chăn nuôi Quảng Phú của Công ty TNHH MTV nông trại Cao Nguyên Quảng Phú 1 với doanh nghiệp nước ngoài.

Người dân đòi lại đất đã cấp cho công ty

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, ngày 20.7.2021, đơn vị nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký mua phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án Trại heo giống - Trang trại chăn nuôi Quảng Phú của Công ty TNHH MTV nông trại Cao Nguyên Quảng Phú 1 từ Trung tâm Hành chính công.

Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, việc mua phần góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án trên là không bảo đảm quy định về quốc phòng, an ninh.

Dự án nuôi bò không tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương, gây mất an ninh trật tự cơ sở. Ảnh: Phan Tuấn

Dự án nuôi bò không tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương, gây mất an ninh trật tự cơ sở. Ảnh: Phan Tuấn

Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Công ty TNHH MTV nông trại Cao Nguyên Quảng Phú 1 sớm triển khai, thực hiện và đưa dự án đi vào hoạt động theo đúng tiến độ dự án được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận vào ngày 12.10.2020 cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thực hiện.

Thế nhưng, từ đó đến nay, Chủ đầu tư dự án chăn nuôi heo vẫn “án binh bất động”. Liên quan đến dự án này, ông Y'Vinh Hlong, một người dân ở thôn Phú Lợi, xã Quảng Phú thừa nhận, thời điểm gia đình bàn giao 3ha đất cho doanh nghiệp triển khai dự án là vì tin lời hứa của doanh nghiệp là sẽ bố trí công ăn việc làm ổn định các thành viên trong gia đình.

“Thế nhưng, khi doanh nghiệp không triển khai được dự án thì gia đình tôi phải "đòi lại" 3ha đất đã giao cho doanh nghiệp trước đây để lấy sản xuất chứ không chúng tôi không có công ăn việc làm, tư liệu để sản xuất” – anh Y’Vinh Hlong cho biết.

Tương tự, bà Y Ngúc cho biết, năm 2016, công ty tiến hành lấy đất. Nếu họ hỗ trợ thì dân vẫn giao đất, tuy nhiên, họ không hỗ trợ thì người dân phải lấy lại đất để làm chứ không dân lấy gì ăn. "Nhà tôi chỉ có 1,6ha đất này nên phải lấy lại mà làm thôi. Miếng đất này nuôi 11 trong gia đình" - bà Y Ngúc cho biết.

Ông Đỗ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú thừa nhận, dự án đã để lại nhiều hệ lụy cho địa phương và đang xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, người dân tái lấn chiếm đất đai...