largeer

Minh Vy

Minh Vy

2024-01-10 10:04:00

Liên danh trong đấu thầu là gì? 10 thắc mắc thường gặp về liên danh trong đấu thầu

Liên danh trong đấu thầu là một khái niệm không còn xa lạ với các nhà thầu, nhất là với các gói thầu xây lắp.

Liên danh trong đấu thầu là việc các doanh nghiệp/ nhà thầu (thường là 2 doanh nghiệp/ nhà thầu trở lên) kết hợp với nhau để cùng tham gia chung một gói thầu (hoặc dự án) trên cơ sở nhà thầu liên danh thông qua thỏa thuận liên danh.

10 thắc mắc thường gặp về liên danh trong đấu thầu:

1. Khi nào cần liên danh trong đấu thầu?

Nhà thầu cần tham gia gói thầu với tư cách liên danh khi năng lực, kinh nghiệm của mình không thể đáp ứng để tham gia gói thầu với vai trò độc lập. Khi đó, nhà thầu sẽ tìm kiếm các nhà thầu khác, tạo thành liên danh với nhau để cùng tham gia gói thầu, nhằm đáp ứng toàn bộ, đầy đủ yêu cầu của bên mời thầu/ chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu.

lien-danh-trong-dau-thau

2. Nhà thầu chưa đủ năng lực kinh nghiệm có được tham gia đấu thầu với tư cách liên danh?

Nhà thầu có quyền liên danh với nhà thầu khác để tham gia gói thầu, tuy nhiên cần phải xem xét kỹ những nội dung trong hồ sơ mời thầu, xem có phù hợp với nhà thầu hay không, đặc biệt là tiêu chí “Năng lực kinh nghiệm của thành viên tương ứng với phần công việc đảm nhận”.

3. Quy định về cách đặt tên nhà thầu liên danh như thế nào?

Tên nhà thầu liên danh rất quan trọng, vì nó phải đồng nhất tên liên danh trong toàn bộ các tài liệu của hồ sơ dự thầu để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tên liên danh do các bên tự thỏa thuận.

Lưu ý đối với bảo đảm dự thầu cho liên danh: Theo hướng dẫn tại Ghi chú (2), mẫu Bảo lãnh dự thầu (áp dụng đối với nhà thầu liên danh), thuộc Chương IV - Biểu mẫu mời thầu và dự thầu, Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022 của Bộ KH&ĐT thì:

(2) Tên nhà thầu có thể là một trong các trường hợp sau đây:- Tên của cả nhà thầu liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B tham dự thầu thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu liên danh A + B”;

4. Ai sẽ làm bảo lãnh dự thầu với nhà thầu liên danh?

Theo quy định tại Mục số 18.1 Chương I - Chỉ dẫn nhà thầu, thuộc Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì với gói thầu mà nhà thầu tham gia với tư cách liên danh, có 02 cách để làm bảo đảm dự thầu:

Cách 1: Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì E-HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì giá trị bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả;

Cách 2: Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho các thành viên trong liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-CDNT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì giá trị bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

5. Với nhà thầu liên danh, ai là người nộp hồ sơ dự thầu?

Theo quy định tại Mục số 20.1 Chương I - Chỉ dẫn nhà thầu, thuộc Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì:

“20.1. Nộp E-HSDT: Nhà thầu chỉ nộp một bộ E-HSDT đối với một E-TBMT khi tham gia đấu thầu qua mạng. Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh (theo thỏa thuận trong liên danh) nộp E-HSDT sau khi được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong liên danh.”

Như vậy, người nộp hồ sơ dự thầu là thành viên đứng đầu liên danh (theo thỏa thuận trong liên danh)

6. Công thức tính tỷ lệ liên danh trong đấu thầu như thế nào?

Tỷ lệ liên danh thông thường được xác định thông qua năng lực kinh nghiệm tương ứng với từng thành viên hoặc do thỏa thuận của từng bên

7. Thành viên đứng đầu liên danh phải thực hiện phần công việc nhiều nhất, đúng không?

Hiện tại không có một văn bản pháp luật nào quy định về việc thành viên đứng đầu liên danh phải thực hiện phần công việc nhiều nhất. Khối lượng công việc và việc ai đảm nhiệm vai trò thành viên đứng đầu liên danh sẽ được các thành viên trong liên danh thỏa thuận, thống nhất trong Thỏa thuận liên danh.

8. Những tiêu chí về năng lực kinh nghiệm mà các thành viên liên danh phải đáp ứng?

Theo quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, Mục số 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT, thuộc Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu về:

Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu: Từ ngày 01 tháng 01 năm … đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có hợp đồng không hoàn thành do lỗi của nhà thầu.Thực hiện nghĩa vụ thuế: Đã thực hiện nghĩa vụ thuế của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu.Kết quả hoạt động tài chính: Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu phải dương. (Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ)

Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây lắp tương tự: Phải thỏa mãn yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)Và các tiêu chí khác tùy vào từng E-HSMT của một gói thầu cụ thể

9. Thỏa thuận liên danh được sử dụng theo mẫu nào?

Thỏa thuận liên danh được sử dụng theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu mời thầu và dự thầu, thuộc Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT

10. Có thể thay đổi tỷ lệ % công việc của các nhà thầu liên danh sau khi đã trúng thầu?

Tỷ lệ % công việc của các thành viên liên danh là một trong những cơ sở để tổ chuyên gia xét duyệt trúng thầu. Vì vậy, việc thay đổi tỷ lệ % công việc của các nhà thầu liên danh sau khi đã trúng thầu là không thể trừ trường hợp được phép của Chủ đầu tư căn cứ trên các điều kiện thay đổi không làm thay đổi cơ bản đi năng lực kinh nghiệm của nhà thầu liên danh trong hồ sơ dự thầu đã nộp.

Để được tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý miễn phí quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư Sài Gòn 247:

Hotline: 0845.247.247 - 0816 00.11.33

Zalo/Viber: 0845.247.247 - 0816.00.11.33

Email: [email protected]

Cre: Hồ Thị Hoa Phượng