largeer

Saigon 247

Saigon 247

2023-03-30 21:46:00

Lâm Hà – Lâm Đồng: “Xẻ đồi bạt núi” để khai thác cát trái phép

Lợi dụng Giấy phép hoạt động nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và Dịch vụ Rạng Đông (Công ty Rạng Đông) đã ngang nhiên xẻ đồi, bạt núi để khai cát trái phép.

Cấp phép 1 đường, khai thác 1 nẻo

Theo phản ánh của người dân, ngày 29/3, phóng viên chuyên trang Tầm nhìn báo Tri thức & Cuộc sống đã có mặt tại khu vực dưới chân đập thủy điện Đồng Nai 2 thuộc địa phận xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà để ghi nhận sự việc tại khu vực thực hiện việc nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản của Công ty Rạng Đông.

Bãi tập kết cát của Công ty Rạng Đông.

Bãi tập kết cát của Công ty Rạng Đông.

Tại đây, phóng viên ghi nhận cách cửa xả của thủy điện Đồng Nai 2 50m là khu tập kết cát của Công ty Rạng Đông. Tại hiện trường có 02 máy xúc cùng nhiều phương tiện phục vụ cho việc khai thác cát như máy hút cát, lưới sàng cát,… Phía trên bãi tập kết có 03 xe ben đang chờ ăn cát để chở đi tiêu thụ.

Khu vực được phép thực hiện dự án nạo vét két hợp tận thu khoáng sản của Công ty Rạng Đông.

Khu vực được phép thực hiện dự án nạo vét két hợp tận thu khoáng sản của Công ty Rạng Đông.

Tiếp tục men theo con đường mòn phía sau bãi tập kết cát, đi dọc lên phía trên đồi khoảng 500m, nhóm PV chúng tôi phát hiện nguyên 1 vùng đồi bị khai thác nham nhở ước tính độ sâu lên đến hơn 2m, từng quả đồi bị đục khoét nham nhở để phục vụ khai thác cát. PV tiếp tục lần theo con đường thì thấy 1 chiếc máy múc đang được cất giấu sau lùm cây rậm rạp.

Theo ghi nhận, từ nơi có hoạt động nạo vét khoáng sản của Công ty Rạng Đông đến vùng đồi bị đào xới nham nhở chỉ có 1 con đường duy nhất nối liền 2 nơi.

Vùng đồi có diện tích hàng ngàn m2 bị Công ty Rạng Đông đào xới nham nhở.

Vùng đồi có diện tích hàng ngàn m2 bị Công ty Rạng Đông đào xới nham nhở.

Theo như giấy phép hoạt động nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản số 40/GP-UBND do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho Công ty Rạng Đông ngày 14/07/2020 có ghi rõ Công ty Rạng Đông được phép thực hiện việc nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản (gồm: cát, sạn sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng) tại địa bàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà và xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; hoạt động trong phạm vi 1,3 ha cách chân đập thủy điện Đồng Nai 2 là 50m đến 200m.

Vùng đồi bị khai thác nham nhở ước tính độ sâu hơn 2m.

Vùng đồi bị khai thác nham nhở ước tính độ sâu hơn 2m.

Trao đổi với PV, 1 người dân địa phương cho biết “Cứ đêm đến là công ty này (Công ty Rạng Đông) lại cho máy xúc lên đào bới rồi chở cát xuống rửa lấy cát đem bán, đào bới nham nhở như vậy mà có ai làm gì đâu”.

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nói chung và khai thác cát trái phép nói riêng đang xảy ra trên địa bàn xã Tân Thanh (Lâm Hà) không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài nguyên khoáng sản, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, an ninh trật tự mà còn cho thấy năng lực quản lý của địa phương đang gặp vấn đề.

Một chiếc máy xúc được cất dấu kỹ trong 1 lum cây rậm rạp phía sau vùng đồi bị cày xới nham nhở.

Một chiếc máy xúc được cất dấu kỹ trong 1 lum cây rậm rạp phía sau vùng đồi bị cày xới nham nhở.

Câu hỏi đặt ra là sự việc tồn tại hiện hữu trong 1 thời gian dài tuy nhiên các cơ quan chức năng lại không hề hay biết?

Vấn nạn chảy máu tài nguyên đang từng ngày xảy ra nhưng không có 1 sự can thiệp nào từ cơ quan chức năng, có hay không sự tiếp tay cho tổ chức, cá nhân trong việc lợi dụng Giấy phép hoạt động nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản để trục lợi Tài Nguyên Khoáng Sản?!

Bán cát không qua trạm cân và camera

Ở 1 diễn biến khác, trong suốt thời gian nhóm PV chúng tôi có mặt tại bãi tập kết cát của Công ty Rạng Đông, chúng tôi ghi nhận có hàng loạt xe tải vào chở cát mang đi tiêu thụ.

Nhân viên Công ty Rạng Đông múc cát lên xe tải để mang đi tiêu thụ.

Nhân viên Công ty Rạng Đông múc cát lên xe tải để mang đi tiêu thụ.

Điều đáng nói là hoạt động khai thác cát tại khu vực này diễn ra với công suất rất lớn như vậy, song không có một đơn vị của cơ quan nhà nước nào đứng ra quản lý giám sát; không có các thiết bị như trạm cân, camera… theo dõi để giám sát sản lượng khai thác và thu thuế tài nguyên về cho ngân sách nhà nước.

Theo quy định, các đơn vị thực hiện dự án nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản phải lập hồ sơ đăng ký thu hồi khoáng sản nộp về sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh cho phép thu hồi và thực hiện tính, thu tiền cấp quyền, thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính có liên quan đối với số lượng khoáng sản thu hồi theo quy định.

Xe tải sau khi ăn đầy cát thì di chuyển ra khỏi bãi tập kết cát của Công ty Rạng Đông để đi tiêu thụ.

Xe tải sau khi ăn đầy cát thì di chuyển ra khỏi bãi tập kết cát của Công ty Rạng Đông để đi tiêu thụ.

Vậy khối lượng khoáng sản được Công ty Rạng Đông thu hồi trong quá trình nạo vét là bao nhiêu, đã được công ty Rạng Đông ghi chép như thế nào?

PV đã phản ánh tình trạng trên đến ông Nguyễn Tài Phương – Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Hà, ông Phương cho biết sẽ chỉ đạo cán bộ của phòng và đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra xử lý và có câu trả lời cho PV.

Kính mong, các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên.

Tầm nhìn - Báo Tri thức & Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.