Sư Tử

Sư Tử

2021-10-19 17:02:00

Hương vị "gây thương nhớ" của bánh tổ - đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết ở Hội An

Du khách dù đến du lịch Hội An vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể thưởng thức được món ngon Hội An này. Do có thể giữ được lâu ngày nên bánh tổ cũng sẽ là một lựa chọn rất hợp lý để khách tham quan mua về làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

Theo truyền thuyết bánh tổ xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 thời Quang Trung, khi nhà vua chuẩn bị tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh, để giúp vua đảm bảo lương thực cho toàn quân người dân Quảng đã sáng tạo ra công thức chế biến loại bánh này. Bởi vậy, ngày nay bánh tổ xuất hiện trong những ngày tết cổ truyền nhằm ghi nhớ công lao của vua Quang Trung vào mùa xuân năm ấy.

Trải qua thời gian dài phát triển, hiện món bánh tổ Quảng Nam không còn là món ăn hiếm chỉ xuất hiện vào các ngày lễ đặc biệt mà đã trở nên phổ biến hơn để người dân cũng như du khách thập phương có thể thoải mái thưởng thức hương vị hấp dẫn này vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm.

Empty

Tuy ngày nay, món bánh hấp dẫn trên đã trở nên phổ biến hơn và được người dân sử dụng rộng rãi thông qua các dịch vụ kinh doanh, buôn bán đặc sản…nhưng ý nghĩa văn hóa, lịch sử cũng như hương vị độc đáo của bánh tổ xứ Quảng vẫn còn được gìn giữ vẹn nguyên cũng như luôn góp mặt trong danh sách những đặc sản làm nên tên tuổi ẩm thực miền Trung dung dị nhưng rất biết cách “gây thương nhớ” với du khách thập phương có cơ hội du lịch Quảng Nam.

Empty

Bánh tổ được làm từ những nguyên liệu rất mộc mạc là đường và gạo nếp. Đường ở đây là đường bát, một đặc sản Hội An. Còn gạo làm bánh cũng là loại nếp dẻo và thơm hạng nhất.

Quy trình chế biến bánh tổ có thể tóm tắt như sau: nếp ngâm nước rồi xay hoặc giã cho thật mịn, đem nhào cùng đường đã nấu ra nước, cho thêm một chút nước gừng, đổ vào rọ tre xung quanh có lót lớp lá chuối dầy, đặt lên trên tấm vỉ rồi chưng cách thủy. Bánh tổ sẽ chín nhờ vào sức nóng của hơi nước. Lúc vớt bánh ra, rải thật đều mè (vừng) đã rang chín lên trên mặt bánh còn nóng. Vừng sẽ dính chặt vào mặt bánh. Công đoạn cuối cùng là đem phơi để bánh khô và cứng lại.

Empty

Bánh tổ có thể cắt thành lát để ăn ngay, hay chiên giòn hoặc đem nướng. Thông thường bánh tổ chiên giòn là món được ưa thích nhất. Khi chiên trong chảo dầu, lát bánh tổ phồng lên, sẫm màu hơn, tỏa ra hương thơm. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi ngọt lịm của đường, mùi thơm lừng của nếp, của vừng rất ngọt ngào và hấp dẫn. Bánh tổ chiên có hương vị đậm đà mà vẫn rất tinh tế, để lại ấn tượng đẹp với cả những thực khách khó tính nhất.

Empty
Empty

Nếu thực khách muốn thưởng thức bánh tổ nướng thì cách chế biến cũng rất đơn giản: ta chỉ cần cắt bánh thành từng lát mỏng rồi đem nướng trên than hồng. Bánh tổ gặp nóng phồng rộm lên cũng rất đẹp mắt và ngon miệng. Những người không thích ăn dầu mỡ thường ưa món bánh tổ nướng hơn bánh tổ chiên.