largeer

LS.Vũ saigon247

LS.Vũ saigon247

2021-06-29 20:56:00

Hàng loạt dấu hiệu vi phạm tại một cơ sở sản xuất mỡ bôi trơn ở phường Long Bình, TP Biên Hòa

Ngày 26/6/2021, Đoàn kiểm tra liên ngành của Phòng TN&MT thành phố Biên Hòa đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất mỡ bò (mỡ bôi trơn) từ dầu nhớt thải của bà Nguyễn Ngọc Diệp tọa lạc tại tổ 31, KP7, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa. Qua kiểm tra phát hiện có nhiều dấu hiệu vi phạm về môi trường, sản xuất hàng hóa,…tại đây. Đặc biệt, cơ sở này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ có quy mô sản xuất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016.

Theo thông tin được đăng tải ngày 26/6/2021, cơ sở sản xuất mỡ bò (mỡ bôi trơn) của bà Nguyễn Ngọc Diệp tọa lạc tại tổ 31, KP7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa bị đoàn kiểm tra liên ngành của Phòng TN&MT kiểm tra, lập biên bản. Đây là cơ sở hoạt động sản xuất “chui”, chưa được cấp phép hoạt động…

Qua tìm hiểu thì được biết, cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 03/8/2020 đối với hành vi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ có quy mô sản xuất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trước đó, qua hai buổi làm việc ngày 06/7/2020 và 27/7/2020 Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất mỡ bò từ dầu nhớt thải của bà Diệp nằm trên diện tích đất khoảng 3.000m2, nhà xưởng xây dựng trên diện tích khoảng 2.000m2 với kết cấu khung sắt, mái tôn, nền bê tông (sân bãi, đường giao thông là đất hiện hữu). Dầu nhớt thải để sản xuất mỡ bò được chứa trong nhiều thùng phuy bằng sắt, mặt nền để dầu nhớt thải chảy tràn, có những vị trí chảy tràn ra nền đất. Tổng lao động tại cơ sở gồm 6 người. Thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động từ năm 2017. Ngành nghề: tái chế dầu nhớt sản xuất mỡ bò. Công suất 10 tấn mỡ bò/tháng. Trang thiết bị gồm 01 hệ thống sản xuất mỡ bò. Quy trình sản xuất: Dầu nhớt thải – nấu (kèm phụ gia) – mỡ bò thành phẩm – xuất bán.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 03/8/2020 về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Ngọc Diệp (trang 1).

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 03/8/2020 về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Ngọc Diệp (trang 1).

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 03/8/2020 về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Ngọc Diệp (trang 2).

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 03/8/2020 về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Ngọc Diệp (trang 2).

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 03/8/2020 về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Ngọc Diệp (trang 3).

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 03/8/2020 về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Ngọc Diệp (trang 3).

Nếu chỉ chủ cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm thì việc xử phạt và khắc phục hậu quả là điều đương nhiên, tuy nhiên trong biên bản làm việc ngày 27/7/2020 giữa bà Diệp và cơ quan chức năng có nội dung: qua 3 lần mời DNTN Đinh Thị Kim Thúy làm việc về hoạt động sản xuất tái chế dầu nhớt thải để sản xuất mỡ bò (mỡ bôi trơn) tại tổ 31, KP7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa nhưng doanh nghiệp không đến làm việc. Qua liên hệ với bà Thúy theo số điện thoại 0903333213, bà Thúy không thừa nhận doanh nghiệp có hoạt động sản xuất tại tổ 31, khu phố 7, phường Long Bình. Làm việc với bà Diệp thì bà Diệp cho biết do bị kiểm tra bà Diệp sợ bị phạt nên khai là hoạt động sản xuất trên của DNTN Đinh Thị Kim Thúy nhưng thực tế bà Diệp là chủ cơ sở sản xuất này sau đó cung cấp cho DNTN Đinh Thị Kim Thúy. Dù trước đó chính bà Diệp cho biết mình chỉ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất cho DNTN Đinh Thị Kim Thúy!

Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra xử lý cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Nguyễn Ngọc Diệp tại Tổ 31, KP7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa. Bà Diệp tự nhận là người quản lý hoạt động sản xuất cho DNTN Đinh Thị Kim Thúy.

Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra xử lý cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Nguyễn Ngọc Diệp tại Tổ 31, KP7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa. Bà Diệp tự nhận là người quản lý hoạt động sản xuất cho DNTN Đinh Thị Kim Thúy.

Bà Diệp cải chính: do bị kiểm tra bà Diệp sợ bị phạt nên khai là hoạt động sản xuất trên của DNTN Đinh Thị Kim Thúy nhưng thực tế bà Diệp là chủ cơ sở sản xuất này sau đó cung cấp cho DNTN Đinh Thị Kim Thúy.

Bà Diệp cải chính: do bị kiểm tra bà Diệp sợ bị phạt nên khai là hoạt động sản xuất trên của DNTN Đinh Thị Kim Thúy nhưng thực tế bà Diệp là chủ cơ sở sản xuất này sau đó cung cấp cho DNTN Đinh Thị Kim Thúy.

Ngày 26/6/2021, theo thông tin từ  Báo Tuổi trẻ Đoàn liên ngành thành phố Biên Hòa tiến hành kiểm tra nhà xưởng của bà Nguyễn Ngọc Diệp. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện bên trong cơ sở đang có 6 công nhân đang vận hành máy móc sản xuất mở bôi trơn, hàng ngàn thùng phi, ca nhựa được chất đóng trong xưởng không có mái che, nhớt thải vương vãi…

Thùng phuy được chất ngổn ngang tại cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp

Thùng phuy được chất ngổn ngang tại cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp

Các thùy phuy nhựa bên trong mái che tại cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp, tọa lạc tại tổ 31, Kp7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa

Các thùy phuy nhựa bên trong mái che tại cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp, tọa lạc tại tổ 31, Kp7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa

Thùng phuy bằng kim loại dính đầy dầu nhớt bên trong cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp.

Thùng phuy bằng kim loại dính đầy dầu nhớt bên trong cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Diệp.

z2582928215817_82b648aa06f667140ba64d3f1116d3e8
Máy móc, bồn chứa được sử dụng để nấu, sản xuất mỡ bò tại cơ sở của bà Diệp

Máy móc, bồn chứa được sử dụng để nấu, sản xuất mỡ bò tại cơ sở của bà Diệp

Lò

Lò "sản xuất" mở bò của bà Diệp tại tổ 31, kp7, phường Long Bình.

z2582935808029_7246c7b8e1931ee2fb2e85e46b448757
Mỡ bò (mỡ bôi trơn) được đóng trong bao tải, chất thành đống, mỡ bò chảy lênh láng trên nền bê tông

Mỡ bò (mỡ bôi trơn) được đóng trong bao tải, chất thành đống, mỡ bò chảy lênh láng trên nền bê tông

Con đường đất, bên trên là các thùng phuy đủ kích cỡ được chất thành đống tại cơ sở sản xuất mỡ bò có quy mô khoảng 3000m2 của bà Nguyễn Ngọc Diệp.

Con đường đất, bên trên là các thùng phuy đủ kích cỡ được chất thành đống tại cơ sở sản xuất mỡ bò có quy mô khoảng 3000m2 của bà Nguyễn Ngọc Diệp.

Các can nhựa chứa dầu nhớt thải được xếp thành hàng và chồng lên nhau nằm bên trong cơ sở sản xuất mở bò của bà Diệp

Các can nhựa chứa dầu nhớt thải được xếp thành hàng và chồng lên nhau nằm bên trong cơ sở sản xuất mở bò của bà Diệp

Những thùng nhựa dán nhãn skyfox (15 lít) dùng để chứa mỡ bò

Những thùng nhựa dán nhãn skyfox (15 lít) dùng để chứa mỡ bò

Một góc lò sản xuất mỡ tại cơ sỡ sản xuất mỡ bò của bà Diệp.

Một góc lò sản xuất mỡ tại cơ sỡ sản xuất mỡ bò của bà Diệp.

Qua sự việc trên, nhiều người hành nghề luật nhận định, cơ sở sản xuất mỡ bò của bà Nguyễn Ngọc Diệp tại tổ 31, KP7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa có nhiều dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường; quản lý, thu gom chất thải nguy hại (dầu nhớt thải dùng để sản xuất mỡ bò hay mỡ bôi trơn là chất thải nguy hại, nằm trong danh mục chất thải nguy hại (CTNH) thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về việc quản lý chất thải nguy hại. Có mã CTNH số 17, phân nhóm mã CTNH 02, tên chất thải: Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải, mã EC 13 02); vi phạm các quy định về đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh;… Bên cạnh đó có dấu hiệu của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả…

Cùng quan điểm, Luật sư Phạm Duy Hiển - Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Duy chi nhánh Đồng Nai cho rằng: Ngoài các vi phạm về bảo vệ môi trường theo báo chí đưa tin thì hoạt động sản xuất mỡ bò (mỡ bôi trơn) của bà Diệp còn có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, có dấu hiệu của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như,

Về vi phạm hành chính, theo Khoản 7, Điều 3 Nghị định 98/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định hàng giả gồm:

“a)Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;…”.

Đối với hành vi sản xuất hàng giả thì mức phạt tiền theo quy định tại nghị định 98/2020/NĐ-CP lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm (theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP). Có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác và biện pháp khắc phục hậu quả (theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

Về hình sự, Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định mức phạt tù tối đa lên đến 15 năm tù. Để xác định có cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì cần chú ý đến các yếu tố cấu thành tội phạm sau:

- Về chủ thể: bất cứ ai có khả năng chịu trách nhiệm hình sự là đối tượng của tội phạm này.

- Về khách thể: xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn.

- Về mặt chủ quan: do lỗi cố ý của người phạm tội, người phạm tội biết rõ hoặc buộc phải biết rõ là hàng giả, nhưng vì lợi nhuận mà vẫn sản xuất số hàng hóa này nhằm mục đích để bán.

- Về mặt khách quan: Hành vi sản xuất hàng giả, là  hành vi tạo ra các loại hàng giả nói trên, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoăc chỉ tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả như chỉ lắp ráp các bộ phận hoặc đóng gói hoặc nhãn hiệu để tạo ra hàng giả.

Điều 192 quy định 3 khung hình phạt với thứ tự lần lượt từ: khung 1 quy định mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; khung 2 quy định khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; khung 3 quy định khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (tùy từng khung sẽ có những trường hợp cụ thể để xác định thuộc khung hình phạt nào). 

Đối với trường hợp của bà Diệp thì chưa đủ cơ sở để khẳng định bà Diệp có sản xuất hàng giả. Cần có thêm các số liệu về chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật cơ bản của mỡ bò (mỡ bôi trơn) do bà Diệp sản xuất so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng của mỡ bò (mỡ bôi trơn); hoặc cần có số liệu về số lượng hàng giả tương đương với hàng thật hoặc hàng hóa cùng tính chất kỹ thuật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017);… thì mới có cơ sở để chứng minh bà Diệp có sản xuất hàng giả hay không; thuộc trường hợp áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính hay là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua sự việc thực tế và ý kiến của luật sư, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần hoàn thiện hồ sơ, chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ các hành vi vi phạm của cơ sở sản xuất mỡ bò (mỡ bôi trơn) nêu trên. Bởi lẽ, chỉ cơ quan cảnh sát điều tra mới có đủ các thẩm quyền, chức năng, phương tiện,… trong việc xác định các hành vi có dấu hiệu của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Qua đó góp phần bảo vệ các thương hiệu, doanh nghiệp sản xuất mỡ bò (mỡ bôi trơn) chân chính trên thị trường, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và trên hết là bảo vệ môi trường, sức khỏe, đời sống cho người dân trong khu vực tổ 31, KP7, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa. Bên cạnh đó, xin có kiến nghị đến các cơ quan, ban ngành chức năng cần làm rõ các thông tin về chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất đối với diện tích đất khoảng 3000m2 do bà Diệp sử dụng để làm nhà xưởng, cơ sở sản xuất mỡ bò “chui” nêu trên. Để làm rõ việc có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất theo quy định pháp luật hay không?.