largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2021-10-10 17:27:00

Hà Nội yêu cầu người bay từ TP.HCM về cách ly tập trung 7 ngày

'Chính phủ đã quán triệt thay đổi tư duy phòng chống dịch trên cơ sở thích ứng an toàn, song giải pháp Hà Nội áp dụng không thay đổi so với trước đây', PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nói.

“Ví dụ tôi là một người dân từ TP.HCM muốn ra Hà Nội làm việc, tôi đã tiêm đủ vaccine và đáp ứng các điều kiện để đi máy bay, nhưng ra đến Hà Nội, địa phương bắt cách ly tập trung 7 ngày thì tôi ra còn ý nghĩa gì nữa, vì công việc không thể giải quyết được”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, đặt ra tình huống giả định khi trao đổi với Zing, để nói về bất cập trong quy định mà Hà Nội ban hành.

0076106f5c2db573ec3c

"Chẳng khác gì không cho người ta đi"

Khi Chính phủ quyết định thí điểm mở lại các đường bay nội địa từ ngày 10 đến 20/10, Hà Nội cũng thống nhất tổ chức khai thác đường bay với TP.HCM và Đà Nẵng, tần suất một chuyến khứ hồi/ngày. Trước đó, khi Bộ GTVT xin ý kiến, địa phương này đã từ chối mở lại đường bay đến Nội Bài.

Đi kèm với quyết định mở lại đường bay, Hà Nội đặt ra yêu cầu với hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Nội Bài phải cách ly 7 ngày tại khu tập trung hoặc các cơ sở lưu trú (khách sạn) do TP công bố. Sau thời gian cách ly tập trung, hành khách tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

 
Mở đường bay mà lại đi kèm quy định bắt cách ly tập trung, như vậy thì ai dám đi? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

“Quy định đó chẳng khác gì không cho người ta đi, hay còn gọi là làm khó người dân, bởi quy định không dựa trên nguyên tắc sống chung, sống an toàn với dịch”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nêu quan điểm. Theo ông, Chính phủ đã quán triệt thay đổi tư duy phòng chống dịch trên cơ sở thích ứng an toàn với dịch, song giải pháp Hà Nội áp dụng không thay đổi so với trước đây.

Không chỉ Việt Nam mà hầu hết quốc gia trên thế giới mong chờ sớm được tiêm vaccine, vì thực tế chứng minh ở nhiều nước đã cho thấy hiệu quả của việc tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19. Những người này ít có khả năng lây nhiễm hơn, và nếu có cũng không bị nặng. Họ được xếp vào nhóm có nguy cơ thấp.

Vì vậy, theo ông Hùng, nhiều nước áp dụng chính sách cấp “thẻ xanh vaccine” để những người tiêm đủ 2 mũi có điều kiện hoạt động trước, song ở Việt Nam, giải pháp này chưa được áp dụng triệt để.

Liên hệ tới câu chuyện Hà Nội vẫn bắt hành khách đi máy bay từ TP.HCM cách ly tập trung 7 ngày, ông Hùng cho rằng đó là quy định bất hợp lý.

san_bay_zing_7748

“Hành khách đi máy bay phải đảm bảo đủ điều kiện tiêm đủ 2 mũi vaccine, có xét nghiệm âm tính, khai báo y tế đầy đủ và thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch. Tức là chúng ta có kiểm soát chứ không để người dân đi lại tự do, vậy thì cớ gì Hà Nội cho mở đường bay mà lại đi kèm quy định bắt cách ly tập trung, như vậy thì ai dám đi?”, ông Hùng đặt vấn đề.

Ông đánh giá nếu tư duy, quy định như vậy sẽ rất nguy hiểm, vì TP.HCM và Hà Nội là 2 đầu cầu lớn nhất cả nước, nếu không thể thông thương sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội.

Theo ông, ngoài yêu cầu thống nhất lưu thông trên toàn quốc, các địa phương không được ban hành giấy phép con, không được cát cứ, Chính phủ, Thủ tướng cũng đã quán triệt việc thay đổi tư duy chống dịch, chuyển từ “Zero Covid” sang sống thích ứng an toàn với dịch, nên không thể “ai ở đâu ở đó” mãi được. Vì vậy, Hà Nội cần thay đổi giải pháp trong việc này.

Ủng hộ quan điểm của PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, một chuyên gia y tế khác cho rằng Bộ Y tế đã có hướng dẫn chi tiết quy định về cách ly, song thực tế nhiều địa phương vì muốn an toàn nên vẫn “mạnh ai nấy làm”, mỗi nơi một kiểu.

“Đã từ bỏ 'Zero Covid' thì phải có rủi ro, và phải kiểm soát rủi ro đó bằng các biện pháp khác chứ không phải mãi cấm đoán và ban hành các quy định gây khó cho giao thương, đi lại”, vị chuyên gia này nói.

Thận trọng thiếu căn cứ

Nhìn rộng hơn để đánh giá về lộ trình mở cửa của Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng thành phố đang quá thận trọng, nhưng “thận trọng thiếu căn cứ”. Vì với việc chuyển chiến lược và tư duy chống dịch, các giải pháp cũng cần có thay đổi tương ứng.

“Hà Nội có thể mở lại bất kể dịch vụ gì như trước đây, chỉ cần có điều kiện đi kèm. Là thành phố lớn, Hà Nội không thể cứ ngồi chờ an toàn tuyệt đối mới mở cửa”, ông Hùng nêu quan điểm.

 
Thêm một hoạt động, một cửa hàng được mở lại, thêm một người dân được làm việc là thêm nguồn lực. PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

Ông nhấn mạnh việc nới lỏng và cho mở cửa trở lại với các hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng sau thời gian dài giãn cách xã hội.

Ví dụ, ngay bây giờ có thể mở cửa hàng kinh doanh, ăn uống tại chỗ với các điều kiện đi kèm như mở ở nơi có nguy cơ thấp, đảm bảo đủ điều kiện, người được làm việc là những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc là F0 đã khỏi bệnh.

“Phải tiếp cận trên tư duy thêm một hoạt động, một cửa hàng được mở lại, thêm một người dân được làm việc là thêm nguồn lực, lãnh đạo phải mừng vì việc đó”, ông Hùng chia sẻ.

Theo ông, song hành với chiến lược vaccine là phải mở cửa. Bởi dù vacicne không phải giải pháp phòng ngừa tuyệt đối, người đã tiêm vaccine cho thấy rõ hiệu quả.

Dẫn chứng con số Việt Nam đã tiêm được hơn 51 triệu liều vaccine, vị chuyên gia thấy buồn khi Hà Nội và nhiều địa phương vẫn chọn cách quá an toàn, thận trọng là đóng cửa. “Làm như vậy sẽ mất đi giá trị, ý nghĩa của việc nỗ lực tiêm vaccine cho toàn dân”, ông Hùng nói.

Do đó, chuyên gia này đề xuất sớm ban hành nghị quyết của Chính phủ về hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

“Chính phủ cần sớm ban hành và quy định bắt buộc các địa phương phải thực hiện thống nhất, nơi nào không làm phải chịu trách nhiệm”, ông Hùng nêu kiến nghị. Nếu không làm tốt việc này, ông cho rằng sẽ lại tái diễn tình trạng cát cứ ở mỗi địa phương, các tỉnh, thành sẽ lạm dụng khi được phân quyền để đưa ra quy định làm khó người dân.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh chống dịch, phát triển kinh tế hay vấn đề đi lại của người dân đều là vấn đề của quốc gia, không phải của từng tỉnh nên các địa phương không thể mãi chọn cách đóng cửa để giữ an toàn cho mình.

“Hà Nội cũng như nhiều nơi khác phải tính ngay lộ trình mở cửa. Đồng ý là khi mở ra sẽ có nguy cơ, nhưng phải áp dụng biện pháp phòng ngừa khác thay vì cấm đoán, không thể chờ hết nguy cơ vì chậm ngày nào thiệt hại ngày đó. Thêm một hoạt động được mở là thêm lợi cho thành phố, cho đất nước”, ông Hùng chia sẻ.

Theo Zing

Theo đó, Hà Nội đồng ý tổ chức khai thác 2 đường bay giữa Hà Nội - TP.HCM và Hà Nội - Đà Nẵng từ 10 - 20.10 với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày (chở khách 2 chiều), ngồi giãn cách 50% công suất.

Hà Nội cũng đề nghị tạm thời chưa khai thác các đường bay từ các địa phương khác đến thủ đô. Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội và các địa phương có liên quan, thành phố sẽ xem xét, tiếp tục báo cáo Chính phủ và Bộ GTVT để điều chỉnh cho phù hợp.

Đáng chú ý, với hành khách bay từ Tân Sơn Nhất (TP.HCM) về Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội, UBND thành phố yêu cầu phải có chứng nhận tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó liều cuối cùng trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng, hoặc có giấy xác nhận khỏi Covid-19 không quá 6 tháng (trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm chủng đi cùng người thân thì theo hướng dẫn của Bộ Y tế). Đồng thời, phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ 5K, khai báo y tế tại điểm xuất phát và điểm đến.

Đặc biệt, hành khách phải cách ly tập trung 7 ngày tại các khu cách ly tập trung của thành phố và cơ sở lưu trú (khách sạn) do Hà Nội công bố. Hành khách tự đảm bảo các chi phí cách ly và xét nghiệm theo quy định.

Sau thời gian cách ly tập trung tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày. Thành phố sẽ công bố các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở lưu trú, khách sạn phục vụ cách ly và chi phí liên quan để người dân tự chọn.

Trường hợp công tác công vụ, lực lượng tham gia phòng chống dịch về Hà Nội thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Với hành khách từ sân bay Đà Nẵng về Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội, cũng đáp ứng các tiêu chí trên, nhưng thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 6 trước khi kết thúc cách ly và tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày tiếp theo.

Với hành khách đi từ sân bay Nội Bài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định theo hướng dẫn tạm thời của Bộ GTVT.

Với sân bay Nội Bài, Hà Nội yêu cầu tổ chức phân luồng hành khách đến và lưu trú tại Hà Nội, hành khách chỉ đến Nội Bài và đi về các tỉnh, thành khác; hành khách đến thực hiện công vụ... để phục vụ công tác phòng chống dịch và đón công dân.

Các hãng hàng không phải quy trách nhiệm cụ thể cho cac đơn vị bán vé, chỉ bán cho khách có đủ điều kiện được bay theo quy định, chỉ cho phép khách đủ điều kiện bay lên máy bay. Nếu để lọt hành khách đến sân bay điểm đến không đủ điều kiện phải chịu trách nhiệm chở khứ hồi hành khách quay trở lại điểm đi.

Hành khách tham gia chuyến bay phải cam kết về trách nhiệm phòng chống dịch Covid-19 và các chi phí xét nghiệm, cách ly (nếu có) theo quy định của địa phương khi mua vé máy bay.

UBND TP.Hà Nội cũng đề nghị Bộ GTVT chưa xem xét việc vận chuyển hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội và tiếp tục nghiên cứu, thống nhất, phối hợp đảm bảo an toàn với các chuyến bay về sân bay quốc tế Nội Bài.

Về Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày, các chuyến bay từ TP HCM vẫn kín chỗ

Do nhu cầu cao nên dù các điều kiện chặt chẽ, phải cách ly tập trung 7 ngày, tự đảm bảo các chi phí cách ly và, xét nghiệm, và giá vé tương đối cao nhưng nhiều chuyến bay TP HCM - Hà Nội vừa mở bán gần như đã kín chỗ theo quy định giãn cách.Hôm nay 10-10, ngày đầu tiên mở lại các chuyến bay nội địa thường lệ chở khách sau một thời gian tạm dừng vì dịch bệnh. Từ hôm qua 9-10, các hãng hàng không đã mở bán vé trên các đường bay.

Vietnam Airlines cho biết đã ghi nhận nhiều chuyến bay nội địa đã đầy chỗ hơn 80% (theo quy định giãn cách) sau khi hãng công bố nối lại một số đường bay từ 10-10.

Trong đó, các chuyến bay giữa Hà Nội và TP HCM, giữa TP HCM và Thanh Hóa, Huế được đặt chỗ nhiều nhất, với những chuyến bay thậm chí đã gần như kín chỗ trong 3 ngày 10, 11, 12-10 (theo quy định giãn cách ghế trên máy bay). Các chuyến bay khác như từ TP HCM đi Vinh, Quảng Nam, Đà Nẵng… cũng ghi nhận lượng đặt chỗ đang tăng lên. Theo hãng hàng không, các chuyến bay sẽ tuân thủ giãn cách ghế theo quy định của nhà chức trách nên số lượng chỗ rất hạn chế.

Bamboo Airways, VietJet cũng ghi nhận lượng khách đặt chỗ rất tích cực, các chuyến bay có lượng khách đặt vé đông nhất là các chiều bay từ TP HCM về các địa phương.

Hiện nay, đường bay giữa TP HCM - Hà Nội chỉ do Vietnam Airlines khai thác với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày. Chuyến bay từ Hà Nội lúc 13 giờ và từ TP HCM lúc 16 giờ, bằng máy bay thân rộng Boeing 787 hoặc Airbus A350. Đây cũng là đường bay có lượng khách đặt chỗ nhiều nhất.