largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-08-31 10:15:00

Góc nhìn: Đầu tư BĐS công nghiệp cho các nhà đầu tư cá nhân sau đại dịch

Không bàn về sự tàn phá nặng nề của Covid tới tính mạng, tài sản của các cá nhân, tổ chức….cho thêm đau lòng. Trong khuôn khổ bài viết ngắn, tác giả chỉ chia sẻ góc nhìn hẹp đối với lĩnh vực đầu tư BĐS công nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân sau đại dịch.

Các nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư vào bất động sản công nghiệp (BĐS) qua mấy loại hình: mua cổ phiếu của các công ty phát triển khu công nghiệp; mua các mảnh đất diện tích lớn gần các khu công nghiệp để cho thuê xưởng sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ; phổ biến nhất, có lẽ là mua đất xung quanh, gần các khu công nghiệp lớn để xây nhà cho công nhân thuê hoặc mở dịch vụ bán hàng thiết yếu.

ao

Bài viết chỉ bàn và dự đoán tương lai của loại hình bất động sản cho thuê và dịch vụ cho công nhân gần các khu công nghiệp- vốn là khoản đầu tư hời bấy lâu nay.

Xây nhà cho công nhân thuê là hoạt động đầu tư và khai thác BĐS. Loại hình đầu tư này, tuy không có tỷ suất sinh lời cao đột biến nhưng khá ổn định và bền vững. Đặc biệt ở các tỉnh thành có tốc độ công nghiệp hoá nhanh và bền vững như Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, …. biểu hiện ở tỷ suất di cư thuần duy trì ở mức trung bình cao trong 5 năm gần đây lần lượt là 200 o/oo; 85 o/oo và 44 o/oo. (số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019).

Quan sát diễn biến của cuộc hồi hương lịch sử từ các tỉnh thành có tốc độ dân nhập cư cao về quê để lánh nạn Covid vừa qua. Mặc dù hiện nay “ ai ở đâu ở đó” ! nhưng có lẽ không ít người vẫn còn ý định hồi hương sau khi thoát dịch và sau tất cả những gì họ chứng kiến. Nghiên cứu những thành công / thất bại của việc áp dụng biện pháp “3 tại chỗ”, “một cung đường 2 địa điểm” ở các tỉnh Bắc Ninh Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai … vừa qua cho phép ta đưa ra nhận định:

Sau dịch, khi các chủ nhà máy đồng loạt khôi phục lại sản xuất sẽ xảy ra cuộc chiến giành lao động lớn giữa các nhà máy với nhau, đặc biệt đối với những ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông như giày da, may mặc - nơi đã từng chứng kiến những đợt “nhảy việc” từ nhà máy này sang nhà máy khác chỉ vì 200-300 nghìn đồng tiền lương.

Để cạnh tranh, lấp đầy diện tích cho thuê của các khu công nghiệp, có thể các chủ đầu tư khu công nghiệp lớn sẽ đầu tư xây dựng khu nhà ở tập trung khép kín bao gồm các dịch vụ cho công nhân thuê.

Các chủ nhà máy, để co kéo công nhân, có thể sẽ mở hầu bao tự xây nhà hoặc thuê cả toà nhà của khu công nghiệp để cho công nhân thuê lại với giá rẻ hoặc cho ở miễn phí nhằm níu kéo thợ giỏi, thu hút công nhân kỹ thuật cao…. Đồng thời, đó cũng là giải pháp tốt trong trường hợp dịch Covid quay trở lại hoặc xuất hiện những loại bệnh dịch lây nhiễm khác thì doanh nghiệp ngay lập tức có thể áp dụng được ngay “3 tại chỗ” hay “một cung đường 2 địa điểm” để vừa chống dịch, vừa sản xuất…

Như vậy, các nhà đầu tư cá nhân, các chủ trọ đang đứng trước nguy cơ có một làn sóng cạnh tranh mới, mạnh mẽ mà tỷ lệ thắng cuộc nhiều phần nghiêng về các đối thủ ./.

Nguyễn Đỗ Việt