largeer

Loa phường

Loa phường

2021-07-21 16:02:00

Giá đất tăng cao, 4 năm chưa có sổ hồng cho dân

Các hộ dân thuộc diện giải tỏa, đã nộp tiền sử dụng đất nhưng qua bốn năm vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng).

Theo plo.vn thông tin, từ Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nam Giang, cho biết quá trình giải phóng mặt bằng dự án đường vào sân vận động đã ảnh hưởng tới 17 hộ dân. Ban đầu, huyện dự tính bố trí cho người dân ở khu tái định cư khác bằng với giá đất bồi thường nhưng nguyện vọng của các hộ xin ở hai bên đường vào dự án, vị trí này giá đất cao hơn.

“Lúc đó khu này vẫn là vùng trũng, chưa có mặt bằng nên chưa xác định chính xác giá đất. Các đơn vị dự tính giá đất 1,69 triệu đồng/m2 nên thu tiền SDĐ của người dân” - ông Hoàng lý giải.

Đến năm 2019, huyện làm hồ sơ trình phê duyệt giá đất tái định cư 1,69 triệu đồng/m2 nhưng do quy định mới nên Sở TN&MT tỉnh không duyệt giá này vì đất đã tăng lên hơn 2 triệu đồng/m2. “Người dân đúng chứ không sai. Năm 2021, các cơ quan chức năng đã thuê đơn vị tư vấn đánh giá để có cơ sở trình xin hạ giá, việc này đang được thực hiện” - ông Hoàng thông tin.

plo

Năm 2016, UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) có quyết định thu hồi đất của các hộ dân thuộc thôn Thạnh Mỹ 2 (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) để làm đường vào sân vận động huyện Nam Giang. Chấp hành quyết định của huyện, các hộ dân tổ 4 (thôn Thạnh Mỹ 2) đã phá dỡ nhà, bàn giao mặt bằng.

Bốn năm chưa cấp sổ hồng cho dân

Tháng 3-2017, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Ban quản lý quỹ đất và đô thị huyện Nam Giang tiến hành thu hồi sổ cũ, bồi thường và yêu cầu người dân nộp tiền sử dụng đất (SDĐ) cho nơi ở mới. Sau bốn năm, mặt bằng đã có, người dân cũng đã nộp tiền SDĐ nhưng sổ vẫn chưa được cấp, điều này khiến họ không thể xây nhà để ở.

Bà Chu Thị Toan (ngụ thôn Thạnh Mỹ 2) cho biết dù mức giá bồi thường không thỏa đáng nhưng vì cái chung, gia đình bà vẫn chấp hành chủ trương. “Tôi được bồi thường 220 triệu đồng. Khi nhận tiền, họ trừ ngay 120 triệu đồng. Tôi biết đó là nộp tiền SDĐ nên chấp nhận. Vậy mà đã bốn năm, tôi vẫn chưa nhận được sổ” - bà Toan bức xúc.

Theo bà Toan, bà và các hộ khác đã làm việc với lãnh đạo huyện thì được trả lời là do giá đất tăng cao nên chưa thể cấp sổ hồng với số tiền mà họ đã nộp. “Nói vậy sao được, chúng tôi đã trả tiền trước, tại sao không làm sổ cho chúng tôi sớm mà đến nay lại nói vì giá đất tăng nên không cấp?” - bà Toan thắc mắc.

Cùng cảnh ngộ, gia đình bà Lê Thị Nga sau khi bàn giao mặt bằng, nhận tiền bồi thường và nộp tiền làm giấy tờ cho lô đất mới thì phải đi thuê nhà ở trọ. Mấy năm qua, gia đình bà phải gánh thêm khoản chi phí thuê nhà hằng tháng nên cuộc sống rất khó khăn.

Vị trí đất đã được các hộ dân thống nhất nhưng việc cấp sổ hồng vẫn đang vướng mắc. Ảnh: THANH NHẬT

Vị trí đất đã được các hộ dân thống nhất nhưng việc cấp sổ hồng vẫn đang vướng mắc. Ảnh: THANH NHẬT

Chưa cấp sổ vì giá đất tăng cao

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Thái Minh Hoàng, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nam Giang, cho biết quá trình giải phóng mặt bằng dự án đường vào sân vận động đã ảnh hưởng tới 17 hộ dân. Ban đầu, huyện dự tính bố trí cho người dân ở khu tái định cư khác bằng với giá đất bồi thường nhưng nguyện vọng của các hộ xin ở hai bên đường vào dự án, vị trí này giá đất cao hơn.

“Lúc đó khu này vẫn là vùng trũng, chưa có mặt bằng nên chưa xác định chính xác giá đất. Các đơn vị dự tính giá đất 1,69 triệu đồng/m2 nên thu tiền SDĐ của người dân” - ông Hoàng lý giải.

Đến năm 2019, huyện làm hồ sơ trình phê duyệt giá đất tái định cư 1,69 triệu đồng/m2 nhưng do quy định mới nên Sở TN&MT tỉnh không duyệt giá này vì đất đã tăng lên hơn 2 triệu đồng/m2. “Người dân đúng chứ không sai. Năm 2021, các cơ quan chức năng đã thuê đơn vị tư vấn đánh giá để có cơ sở trình xin hạ giá, việc này đang được thực hiện” - ông Hoàng thông tin.

Ông Hoàng thừa nhận đơn vị đã hứa với người dân sẽ bàn giao sổ hồng sau hai năm nhưng do tính toán sai khiến sự việc kéo dài. “Sắp tới, chúng tôi dự tính sẽ mời người dân cùng tham gia cuộc họp giữa huyện và Sở TN&MT để tìm hướng giải quyết” - ông Hoàng nói.

Ông A Viết Sơn, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết: “Huyện vẫn tạo điều kiện cho người dân làm nhà nhưng về sổ hồng thì còn vướng. Nếu áp dụng giá đất năm 2021, người dân phải nộp thêm tiền. Huyện đang bảo vệ, xin cơ chế lấy giá đất bằng năm 2017 để người dân được lợi”.

Tôi đã báo cáo vụ việc cho lãnh đạo tỉnh. Tỉnh Quảng Nam đang có chủ trương phân cấp thẩm quyền về cho các huyện phê duyệt giá đất tái định cư. Nếu được, huyện sẽ tìm cách phê duyệt giá đất hợp lý để hỗ trợ cho nhóm hộ dân này.

Ông A VIẾT SƠN, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang