largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2021-09-09 14:37:00

Dù đã được phép bán mang đi nhưng hàng quán tại TP.HCM vẫn chưa thể mở cửa

Sáng 9/9, nhiều quán ăn uống tại TP.HCM rục rịch mở cửa trở lại sau khoảng 3 tháng ‘đóng băng’ nhưng chưa thể thực hiện bán mang đi. Vì không nhập được nguyên liệu, không nắm được quy định của thành phố và chưa đăng ký bán hàng qua ứng dụng, nhiều nhà hàng ở TP.HCM vẫn đóng cửa im lìm, chưa có động tĩnh gì.

Theo đó, từ ngày 8.9 TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.

Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin phòng, chống Covid-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tại một số khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, 10, Phú Nhuận hay quận huyện vùng ven, TP Thủ Đức các quán ăn, giải khát vẫn đóng cửa im lìm, chưa có động tĩnh gì.

Ghi nhận phần lớn các hàng quán, thức ăn nhanh, nhu yếu phẩm đều chưa mở cửa trở lại. Một số ít mở cửa cũng chỉ buôn bán cầm chừng.

Nhiều người dân TP.HCM chờ đợi được ăn cơm tấm hay bún bò, nhưng hầu hết cửa hàng chưa mở lại.

Nhiều người dân TP.HCM chờ đợi được ăn cơm tấm hay bún bò, nhưng hầu hết cửa hàng chưa mở lại.

Chủ quán bún chả Song Hỷ trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) chưa nắm được thông tin được bán hàng mang đi.

Chủ quán bún chả Song Hỷ trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) chưa nắm được thông tin được bán hàng mang đi. "Tôi tưởng chỉ quận 7 và Củ Chi được bán hàng ăn. Được mở lại thì mừng quá, trước khi có Chỉ thị 16 tôi vẫn duy trì bán online, doanh thu được khoảng 50% lúc bình thường", ông nói.

Empty
Con đường ẩm thực nổi tiếng Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) với nhiều chuỗi cửa hàng lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, Kichi-Kichi,... chưa mở cửa sáng 9/9.

Con đường ẩm thực nổi tiếng Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) với nhiều chuỗi cửa hàng lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, Kichi-Kichi,... chưa mở cửa sáng 9/9.

Khảo sát trên các ứng dụng giao hàng, phóng viên Zing tìm đến một cửa hàng bún bò đăng ký bán mang về sáng nay. Tuy nhiên, khi đến nơi ông chủ cho biết chỉ bán thịt bò, không bán bún do không đủ nhân viên làm việc.

Khảo sát trên các ứng dụng giao hàng, phóng viên Zing tìm đến một cửa hàng bún bò đăng ký bán mang về sáng nay. Tuy nhiên, khi đến nơi ông chủ cho biết chỉ bán thịt bò, không bán bún do không đủ nhân viên làm việc.

Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức

Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ" để được bán mang đi. Một số chủ cửa hàng cho biết điều này có thể khiến chi phí ăn uống cho nhân viên tăng mạnh, chưa kể phí điện nước, chỗ ngủ.

Cửa hàng mì Quảng trên đường Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh) đang đợi thông tin từ phường để được mở lại phục vụ người dân. Sáng 9/9, nhân viên sắp xếp lại bàn ghế, dọn dẹp bếp.

Cửa hàng mì Quảng trên đường Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh) đang đợi thông tin từ phường để được mở lại phục vụ người dân. Sáng 9/9, nhân viên sắp xếp lại bàn ghế, dọn dẹp bếp.

Tính đến ngày 5/9, TP.HCM có khoảng 10.000 shipper nhận đơn hàng. Theo một số tài xế, khó khăn trong việc xét nghiệm vào sáng sớm, nhận giấy xác nhận xét nghiệm cũng như tâm lý lo ngại dịch bệnh, sợ bị phạt dù được trang bị đầy đủ giấy tờ cần thiết đã khiến họ không mặn mà bật app chạy.

Tính đến ngày 5/9, TP.HCM có khoảng 10.000 shipper nhận đơn hàng. Theo một số tài xế, khó khăn trong việc xét nghiệm vào sáng sớm, nhận giấy xác nhận xét nghiệm cũng như tâm lý lo ngại dịch bệnh, sợ bị phạt dù được trang bị đầy đủ giấy tờ cần thiết đã khiến họ không mặn mà bật app chạy.

Empty
Empty
Chưa đăng ký bán hàng qua ứng dụng, chị Tuyết Anh (TP Thủ Đức) không thể bán hàng mang đi. Thêm vào đó, chợ Thảo Điền đang đóng cửa, chị không có nguyên liệu để nấu.

Chưa đăng ký bán hàng qua ứng dụng, chị Tuyết Anh (TP Thủ Đức) không thể bán hàng mang đi. Thêm vào đó, chợ Thảo Điền đang đóng cửa, chị không có nguyên liệu để nấu.

Empty
Chị Võ Thị Danh (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức) cho biết sẽ đợi đến khi người dân được tới mua hàng mới bán trở lại.

Chị Võ Thị Danh (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức) cho biết sẽ đợi đến khi người dân được tới mua hàng mới bán trở lại. "Giờ giao hàng qua shipper những người có điều kiện mới mua được vì tiền ship đắt quá. Phần cơm sườn lên tới 100.000 đồng thì chẳng biết có ai mua không", chị nói.

Tuy nhiên, cũng nhiều người bày tỏ chưa vội chờ hết dịch như bà Nguyễn Thị Bích Liên (57 tuổi) - chủ của một quán hủ tiếu trên đường Nguyễn Văn Lịch, P.Linh Tây, TP Thủ Đức lại quyết định chưa mở cửa trở lại. Bà kể từ giữa tháng 6, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bà tạm ngừng bán vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

“Thực lòng, tôi rất muốn bán lại vào lúc này, phần nhớ nghề, phần nhớ khách. Nhưng ngay trước đường có một cái chốt chặn ngang, ra vào không được. Bản thân tôi muốn đi mua thực phẩm dùng trong nhà còn khó, nói gì tới việc buôn bán”, bà bộc bạch.

Theo bà, thời điểm này tìm được nguồn cung nguyên liệu rất khó khi chợ đóng cửa, các mối quen của mình đều không thể tiếp tục công việc kinh doanh. Bà nói để nấu được một tô hủ tiếu ngon, bà chọn nguyên liệu rất khắt khe nên không có nguyên liệu ưng ý, bà cũng không thể bán.

“Bán mà làm được cho khách phần hủ tiếu vừa ý thì tôi mới bán, tính tôi đó giờ vậy rồi. Nhờ số tiền tích cóp được, tôi cũng có thể sống ổn qua lúc này, chờ hết dịch rồi bán lại”, bà nói.

Tương tự, bà Hồng Hà (56 tuổi) - chủ một quán ăn vặt ở TP Thủ Đức cũng cho biết bà "mừng hụt” khi nghe thông tin trên vì quán của bà “giống như hàng rong, chưa có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh”.

“Nghỉ bán từ ngày 9.7, không có khách, không có thu nhập nên muốn bán lại lắm rồi. Mấy tháng qua đóng tiền trọ, rồi đủ các chi phí, có đồng ra mà không có đồng vô, chán lắm. Mong là sớm được bán lại”, bà Hà nói thêm.