largeer

Thy Na

Thy Na

2021-08-04 17:30:00

Dự án Rau an toàn ở Bình Định

Dự án rau an toàn (RAT) Bình Định không chỉ mang tới cơ hội để người dân nơi đây có sinh kế bền vững, mà góp phần thay đổi thói quen canh tác, đưa tiến bộ KHKT tới với người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Chia sẻ từ Quang Bảo - Báo Bình Định về chuyện trồng rau an toàn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định từ dự án RAT Bình Định đã mang tới cơ hội để người dân vùng núi này có sinh kế bền vững, mà góp phần thay đổi thói quen canh tác, đưa tiến bộ KHKT tới với người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

"Từ hỗ trợ của Dự án Rau an toàn Bình Định, đến nay 2 nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn (RAT) xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. So với các nhóm cùng sở thích khác, nhóm Vĩnh Sơn nhiều điểm khác biệt - các hộ tham gia sản xuất phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số Bana. Dự án RAT Bình Định không chỉ mang tới cơ hội để người dân nơi đây có sinh kế bền vững, mà góp phần thay đổi thói quen canh tác, đưa tiến bộ KHKT tới với người dân ở vùng sâu, vùng xa. Thông qua các lớp học thực tế trên đồng ruộng (FFS), thành viên của 2 nhóm cùng sở thích RAT VietGAP Vĩnh Sơn nhanh chóng tiếp thu tiến bộ KHKT, ứng dụng vào sản xuất, hình thành vùng rau ôn đới Vĩnh Sơn - nhãn hiệu Lá Lành ở xã vùng cao này. Điểm thuận lợi của Vĩnh Sơn so với các nhóm khác là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cho phép vùng này trồng được nhiều giống rau xứ lạnh như cải thảo, bắp sú, súp lơ, cà rốt, su hào...; hai sản phẩm chủ lực là cải thảo, bắp cải được siêu thị BigC Quy Nhơn bao tiêu.

Ông Đặng Văn Khánh (bên trái) giới thiệu về vườn ươm tại nhóm cùng sở thích sản xuất RAT Vĩnh Sơn. Ảnh: VP Dự án RAT Bình Định

Ông Đặng Văn Khánh (bên trái) giới thiệu về vườn ươm tại nhóm cùng sở thích sản xuất RAT Vĩnh Sơn. Ảnh: VP Dự án RAT Bình Định

Chị Đinh Thị Boi, nhóm cùng sở thích sản xuất RAT Vĩnh Sơn, chia sẻ: Tham gia vào nhóm trồng rau tôi được cầm tay chỉ việc, tham quan nhiều mô hình sản xuất, tiếp cận được cái mới. Vụ rau đầu tiên xanh tốt, vụ rau thứ 2, diện tích rau bị giảm do sâu bệnh, nhiều thành viên bỏ nhóm, nhưng tôi với các hộ còn lại vẫn kiên trì với mô hình, với kỹ thuật mới. “Ban đầu tôi trồng cải thảo lên xanh, gần thu hoạch bị vàng lá, độ cuốn không đẹp. Nhờ hướng dẫn kỹ thuật từ cán bộ của Dự án RAT Bình Định, của Phòng NN&PTNT huyện bón vôi, kỹ thuật chăm sóc, kiểm tra sâu bệnh, vụ rau tết vừa rồi mang lại thu nhập cao, tôi phấn khởi lắm”, chị Boi vừa cắt rau cho khách, vừa kể.

Theo đánh giá từ Văn phòng Dự án RAT Bình Định, nhóm Vĩnh Sơn có những hạt nhân tích cực trong việc lan tỏa trồng RAT - đó là chị Đinh Thị Boi, là ông Đặng Văn Khánh. Nhờ những hạt nhân này, đến nay nhóm cùng sở thích RAT Vĩnh Sơn ngày càng phát triển, các thành viên tiếp thu tốt kỹ thuật, chịu khó thay đổi và đưa nhiều giống mới vào thử nghiệm sản xuất. Đến nay, ở Vĩnh Sơn thành lập được 2 nhóm cùng sở thích, tổng diện tích sản xuất gần 4 ha."