largeer

lili

lili

2022-06-28 16:30:00

Dự án “ma” là gì? Làm thế nào dự án "ma" dễ dàng hạ gục Nhà Đầu Tư đến vậy?

Dự án “ma” là gì? – Mogin cũng thấy tội nghiệp con ma khi bị ám chỉ cho những thứ không thật và trái khoáy như trường hợp này đấy nhưng vì nó quen thuộc rồi thì tạm dùng thôi.

290500364_2738987906246111_5350611690188109093_n

Một dự án bất động sản hay cách gọi pháp lý của các sản phẩm này là bất động sản hình thành trong tương lai thì là các sản phẩm chưa có thực và được mô tả thông qua hình ảnh, thông tin, …và khi thực địa thì có khu đất sẽ làm dự án, một số hạ tầng cho dễ cho là đường nội bộ. Các dự án khu dân cư bán tài sản trên đất thì thường có thêm nhà mẫu cho nhà đầu tư cảm nhận.

Các tài sản này chỉ có thể được chuyển nhượng khi có đủ yếu tố pháp lý mở bán và chủ đầu tư chứng minh được năng lực biến hình vẽ trên giấy thành ra hiện thực. Còn nếu không đạt hai yếu tố cốt lõi này thì nhà đầu tư mang tiền thật đi mua nhà đất vẽ trên giấy, và các dự án chỉ làm chuyện vẽ rồi bán rầm rộ qua mạng xã hội, telesales, tiếp khách trực tiếp, “lùa gà” mà không màng làm đủ pháp lý , không có được phê duyệt, hay coi thường pháp luật chính là các dự án không có thật, chủ đích là lừa tiền người mua thì nôm na gọi là dự án “ma”.

Làm thế nào dự án "ma" dễ dàng hạ gục Nhà Đầu Tư đến vậy?

Đánh vào sự tò mò:

Mỗi ngày, người dân bị tác động tự nhiên từ mạng xã hội, kênh trực tuyến nên các dự án mở bán đều dùng bằng hình ảnh đẹp, thông tin như thật, dùng người nổi tiếng làm hình mẫu, dùng sự thành đạt giàu có của nhà đầu tư kiểu mẫu, …làm tăng thêm kích thích bằng nóng sốt về thị trường.

Tỷ lệ 1/1000 người quan tâm đã là quá ổn để cò lôi kéo nhiều người tham gia giao dịch trong đó có cả những người chưa từng đầu tư bất động sản hay chỉ có ít tiền. Nhiều người khi đã đồng ý gặp, tham gia những sự kiện chào hàng, mở bán này không mang theo tiền mặt nhưng bị dụ dỗ và được người “kèm cặp” về tận nhà lấy tiền, quẹt thẻ… nên khi tò mò tìm họ để hiểu là đã phần nào được đưa vào vòng cam kết giao dịch.

Đánh vào lòng tham:

Vì nghĩ mua bán nhà đất dễ giàu mà nhiều người, dù không làm trong lĩnh vực bất động sản cũng chạy theo xu hướng đầu tư, mua bán không có nhiều hiểu biết về bất động sản cũng đi tìm vận may dẫn đến dễ bị lừa bằng các chiêu giá tốt, đất đẹp, chiết khấu cao…

Nhiều nhà đầu tư bị lôi kéo vào các hình thức tiếp thị chào mời chiết khấu tặng quà hấp dẫn khiến họ bị dẫn dắt tâm lý và ra quyết định không run tay vì nghĩ mình mua giá hời và thời điểm tốt nhất rồi không thể chậm trễ.Không ít nhà đầu cơ tham gia “lướt sóng” nên không quan tâm “bánh vẽ” hay không, họ chỉ bị yêu cầu cọc một khoản rồi Cò sẽ giúp sang tay. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến họ không quan tâm dự án là “ma” hay thật vì họ không lo phải giữ đến cuối cùng mà chỉ nghĩ sang tay lời bao nhiêu thôi. Tuy nhiên, chẳng ai bao lướt, chính người đầu cơ cũng là con mồi và phải chịu trách nhiệm với lòng tham của mình.

Đánh vào tâm lý đám đông và tâm lý yếu:

Các chiêu tiếp thị được tổ chức tinh vi, quy mô lớn: công ty có trụ sở to, nhân viên nhiều, trang phục đồng bộ, nhiều xe ô tô tạo cảm giác rất chuyên nghiệp. và Nhà Đấu Tư tin rằng họ rất uy tín, văn phòng cơ ngơi như thế không thể đi lừa mình được.

Nhà đầu tư bị bủa vây bởi xe sang đậu đầy, người đầu tư lũ lượt, lực lượng cò, khách, chim mồi tạo nên sức nóng của thị trường. Sự náo nhiệt, vội vã và thúc đẩy của cò khiến nhà đầu tư bị “tung hỏa mù” vào tranh nhau mua bán thay vì minh định các yếu tố tối cần thiết khác. Trong quá trình giao dịch có chim mồi; thậm chí thuê người nổi tiếng quảng cáo, hình ảnh sự kiện, giỏ hàng tô đỏ nhanh chóng cũng làm nhà đầu tư dễ lung lay, dễ xuống tiền.

Đánh vào sự thiếu hiểu biết pháp lý

Nhà đầu tư chỉ nghe cò và công ty tuyên truyền về dự án. Họ cũng chưa nhìn thấy các giấy tờ pháp lý của bất kỳ dự án nào. Nhiều công ty nói cứng là “ lên văn phòng cho xem giấy tờ” nhưng những nhà đầu tư chưa nhiều kinh nghiệm cho dù thấy cũng không biết đúng sai thiếu đủ và có khi cũng không có khả năng phân biệt giữa giả và thật.

Nhà đầu tư sẽ được hứa hẹn như: cứ ký hợp đồng, khi cần bán có thể được nhân viên giới thiệu khách khác hoặc công ty thu mua lại có trả lãi cao; Thông thường, các công ty bán dự án "ma" sẽ không chịu trả lại tiền cho khách hàng đã ký hợp đồng, kể cả có bị kiện ra toà. Thậm chí, nếu khách hàng muốn xin hủy hợp đồng thì công ty sẽ đòi phạt khách hàng vì vi phạm hợp đồng. Số tiền phạt chiếm khoảng 20 - 30% giá trị hợp đồng.

Khi vỡ lỡ, có nhiều công ty thách thức Nhà Đầu Tư đi kiện, do thiếu hiểu biết và yếu tố sợ công quyền nhiều Nhà Đầu Tư cho qua và chấp nhận mất tiền đỡ phiền.

“Những gì mình thấy có khi không thật, những thứ thật thì cần tìm để thấy”, bài viết sau của Mogin sẽ giúp nhà đấu tư có được một phần “cẩm nang” đầu tư nhà đất chính thống.

NGUỒN : MOGIN