largeer

Loa phường

Loa phường

2021-07-02 18:05:00

Đồng Nai: Toàn tỉnh mới chỉ có 1 dự án xử lý nước thải hoạt động với quy mô xử lý 3 ngàn m3/ngày đêm

Đồng Nai có 11 đô thị với tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị hơn 200 ngàn m3/ngày đêm. Thế nhưng, toàn tỉnh hiện chỉ có 1 dự án xử lý nước thải ở TP.Biên Hòa hoạt động với quy mô xử lý 3 ngàn m3/ngày đêm.

Theo thống kê của ngành chức năng, hiện chỉ có khoảng 1,5% nước sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý, còn lại xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối. Nguồn nước thải này chứa một lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, chất tẩy rửa và dầu mỡ, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt, gián tiếp tác động đến môi trường đất, không khí, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho khai thác du lịch sinh thái.

Mới đây, Báo Đồng Nai có bài viết: Dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị: Vì sao chậm?

DN

Theo đó hiện Đồng Nai có 11 đô thị với tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị hơn 200 ngàn m3/ngày đêm. Thế nhưng, toàn tỉnh hiện chỉ có 1 dự án xử lý nước thải ở TP.Biên Hòa hoạt động với quy mô xử lý 3 ngàn m3/ngày đêm.

Nước thải sinh hoạt đang tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, môi trường đất và không khí. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý nước thải là yêu cầu bức thiết.

Suối Linh đoạn qua P.Long Bình, TP.Biên Hòa luôn trong tình trạng ô nhiễm do nước và rác thải sinh hoạt. Ảnh: H.LỘC

Suối Linh đoạn qua P.Long Bình, TP.Biên Hòa luôn trong tình trạng ô nhiễm do nước và rác thải sinh hoạt. Ảnh: H.LỘC

* Thiếu vốn, thiếu quỹ đất

Theo Sở TN-MT, hiện tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hơn 200 ngàn m3/ngày đêm. Trong đó, TP.Biên Hòa chiếm gần 50%, tiếp theo là TP.Long Khánh và các huyện: Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh ngày 29-6, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, với khối lượng trung bình 90 ngàn m3/ngày đêm, việc xử lý nước thải sinh hoạt của TP.Biên Hòa đang rất bức thiết. Trên địa bàn có 2 dự án xử lý nước thải được phê duyệt ưu tiên làm trước nhưng cả 2 dự án đang “treo”.

Cụ thể, dự án Trạm xử lý nước thải số 1 có tổng công suất thiết kế 9,5 ngàn m3/ngày đêm được chia làm 2 giai đoạn. Dự án này sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Hiện dự án đã hoàn thành giai đoạn 1, công suất xử lý 3 ngàn m3/ngày đêm, giai đoạn 2 của dự án chưa triển khai.

Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa (P.Tam Hiệp) quy mô 9ha, công suất xử lý 39 ngàn m3/ngày đêm được triển khai từ năm 2016. Dự án được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ký với Chính phủ Hiệp định vay vốn ODA vào năm 2017. TP.Biên Hòa đã hoàn thành giải phóng mặt bằng nhưng tỉnh và JICA chưa thống nhất được phương án triển khai. Tỉnh đang xem xét lại việc vay vốn ODA cho dự án này, đánh giá lại công nghệ xử lý.

Chủ tịch UBND TP.Long Khánh Phạm Việt Phương cho biết, TP.Long Khánh có dự án xử lý nước thải sinh hoạt do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án này được phê duyệt đầu tư từ nhiều năm trước nhưng tỉnh và JICA chưa thống nhất được phương án, thủ tục để sử dụng nguồn vốn vay ODA. Đầu năm 2021, tỉnh có ý kiến địa phương chia nhỏ dự án này ra từng giai đoạn và dùng vốn ngân sách để thực hiện.

“TP.Long Khánh không có sông, suối. Toàn bộ nước thải sinh hoạt đang dồn về các hồ chứa. Trong khi đó, các hồ này đang được khai thác nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Địa phương đang triển khai đầu tư hệ thống cống hộp dọc các tuyến đường để thoát nước mưa và dẫn nước thải về trạm xử lý. Quỹ đất bố trí xây dựng trung tâm xử lý nước thải đô thị đã có nhưng chưa có vốn” – ông Phạm Việt Phương cho hay.

* Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Theo thống kê của ngành chức năng, hiện chỉ có khoảng 1,5% nước sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý, còn lại xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối. Nguồn nước thải này chứa một lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, chất tẩy rửa và dầu mỡ, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt, gián tiếp tác động đến môi trường đất, không khí, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho khai thác du lịch sinh thái.

dn2

Bà Đặng Thị Thùy Dương, Phó chi cục trưởng Chi Cục Bảo vệ môi trường Sở TN-MT cho rằng, nước thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng, trong 5 năm, từ 2015-2020, tổng lượng nước thải sinh hoạt tăng thêm 20 ngàn m3/ngày đêm, tương đương 10%. Nước thải sinh hoạt đang gây áp lực lớn đối với công tác xử lý nước thải và làm tăng ô nhiễm đối với nguồn tiếp nhận. Do đó, việc triển khai dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị là yêu cầu bức thiết.

Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, 5 năm qua, thành phố đã tiến hành nạo vét suối, làm bờ kè cho nhiều suối. Tuy nhiên, lưu lượng nước thải đổ ra suối mỗi ngày lớn, ô nhiễm môi trường nước, không khí do nước thải sinh hoạt gây ra vẫn lớn. Thành phố kiến nghị chia nhỏ 2 dự án xử lý nước thải đô thị tập trung trên địa bàn thành các dự án nhỏ và đặt trạm xử lý ở tại hạ nguồn các suối.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, tỉnh và các địa phương đang tiếp tục kêu gọi đầu tư dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Để thuận lợi hơn cho chủ đầu tư, các địa phương cần quy hoạch các điểm dự kiến xây dựng trạm, nhà máy xử lý nước thải vào quy hoạch sử dụng đất. Cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống này phải tách biệt với hệ thống thoát nước mưa để giảm lượng nước thải phải xử lý.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh đều đang thiếu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Việc triển khai các dự án xử lý nước thải sinh hoạt thời gian qua gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, chưa bố trí được quỹ đất. Một số dự án có nguồn vốn lại chưa thống nhất được phương án, công nghệ xử lý nước thải. Hiện các địa phương đều có kế hoạch đầu tư nhà máy xử lý nước thải đô thị nhưng khó thu hút nhà đầu tư do vốn lớn, lợi nhuận thấp và thu hồi vốn chậm. Trong điều kiện này, các địa phương nên chia nhỏ dự án, bố trí ngân sách địa phương đầu tư theo năm, giai đoạn.

(hết trích)