Đồng Nai "mạnh tay" với những vi phạm về môi trường
Trước tình trạng các vi phạm về môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp, thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính nhiều cá nhân tổ chức.
Việc tổ chức xả, đổ chất thải nguy hại ra môi trường được thực hiện ngày càng tinh vi. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường lợi dụng trời mưa lớn, lén đổ nước thải công nghiệp, chưa xử lý ra sông, suối hoặc thuê người thu gom chất thải mang ra ngoài đổ thì hiện nay, có doanh nghiệp tự đốt hoặc đào hố chôn lấp chất thải nguy hại ngay trong khuôn viên của doanh nghiệp; việc phát hiện, bắt quả tang gặp nhiều khó khăn.
Bởi lẽ, xuất phát từ lợi ích kinh tế cộng với nhận thức pháp luật còn hạn chế của một số cá nhân, đơn vị dẫn đến vi phạm pháp luật về môi trường. Trong đó, một số doanh nghiệp không có sự đầu tư hệ thống xử lý chất thải đúng quy chuẩn. Từ đó, các chất thải trong hoạt động kinh doanh, sản xuất đã “phó mặc” cho một số bộ phận nhân viên tự tìm cách giải quyết. Đối với một số hộ kinh doanh cũng đã bất chấp các quy định tìm cách đổ chất thải không đúng quy chuẩn để giảm bớt các chi phí liên quan.
Để ngăn chặn, kịp thời xử lý các vi phạm nói trên, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai không ngừng triển khai công tác kiểm tra, giám sát qua đó phát hiện nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm. Để từ đó tiến hành xử phạt nhiều vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường, như xử phạt Công ty TNHH Một thành viên Môi trường xanh Huê Phương Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính tại tổ 5, ấp Bến Rộng, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đã thực hiện hành vi vi phạm không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Cụ thể: Công ty TNHH Một thành viên Môi trường xanh Huê Phương Việt Nam thu gom vận chuyển chất thải nguy hại (mã CTNH: 18 01 02 bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn và 18 01 03 Bao bì cứng thải bằng nhựa) nhưng không đưa về dự án để quản lý theo quy định mà đưa đến lưu giữ tại kho chứa có địa chỉ: Quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường xanh Huê Phương Việt Nam thuê lại của Doanh nghiệp tư nhân Linh Long.

Một phần biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Một thành viên môi trường xanh Huê Phương
Không chỉ công ty Môi trường Huê Phương có hành vi gây ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn nguy hại và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, còn có Nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu của Chi nhánh Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh, địa chỉ trụ sở chính tại Tổ 12, ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, có hai hành vi vi phạm trong đó có hành vi thứ 2: thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể: Công ty này đã để 70 tank nhựa rỗng, 150 thùng nhựa loại 20L ( mã CTNH 18 01 03); 80 phuy sắt ( mã CTNH 18 01 02); 30 bao bì mềm thải (mã CTNH 18 01 01); 3000kg hóa chất thải ( mã CTNH 19 05 02); 40 thùng phuy dung môi thải ( mã CTNH 17 08 03); 10 phuy bùn không nguy hại ở ngoài trời, không có mái che ( từ ngày 20/11 đến 22/12/2020)
Mới đây nhất là xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với ông Lê Quang Vinh cư ngụ tại Khu phố 2, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về hành vi vi phạm như: Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định, cụ thể: Ông Lê Quang Vinh hoạt động Cơ sở sản xuất hạt nhựa từ bao bì nhựa phế liệu thuộc danh mục số thứ tự 40 (Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ) tại ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu từ 8/2019 đến thời điểm xử phạt và hành vi vi phạm thứ 3 là Không ký hợp đồng chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định, cụ thể: Ông Lê Quang Vinh hoạt động Cơ sở sản xuất hạt nhựa từ bao bì nhựa phế liệu tại ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu không ký hợp đồng chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định.


Rất nhiều cơ sở sản xuất, lưu trữ phế liệu, sản xuất hạt nhựa, chế biến và sản xuất gỗ đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại ấp 6, 7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu

Rất nhiều cơ sở sản xuất, lưu trữ phế liệu, sản xuất hạt nhựa, chế biến và sản xuất gỗ đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại ấp 6, 7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu

Nhiều cơ sở sản xuất chế biến gỗ xả thải trực tiếp ra môi trường

Rất nhiều cơ sở sản xuất, lưu trữ phế liệu, sản xuất hạt nhựa, chế biến và sản xuất gỗ đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại ấp 6, 7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu

Rất nhiều cơ sở sản xuất, lưu trữ phế liệu, sản xuất hạt nhựa, chế biến và sản xuất gỗ đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại ấp 6, 7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu

Phế liệu để bừa bãi ra khắp nơi tại khu vực ấp 6, 7 xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai


UBND tỉnh Đồng Nai đã xử lý rất nghiêm minh về những vụ việc vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó cụ thể hơn là hành vi vi phạm môi trường về lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại, tại thời điểm hiện tại chúng tôi ghi nhận được trên địa bàn ấp 6-7 xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều trường hợp chất thải rắn thông thường không được thu gom xử lý đúng quy định và chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ đúng nơi quy định.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải tăng cường tuyên truyền pháp luật cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường. Khi có sự chung tay của các cơ quan chức năng từ tỉnh đến cơ sở thì việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường sẽ được đảm bảo và hiệu quả hơn.