largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-05-29 10:43:00

Đồng Nai: Giá đất nông nghiệp lại bị "thổi giá"

Từ giữa năm 2017, 'cơn sốt' giá đất nông nghiệp ở Đồng Nai bắt đầu bùng phát và kéo dài cho đến nay. Hiện giá đất nông nghiệp ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 4-10 lần so với năm 2016. Những 'cơn sốt' đất kéo dài chưa có hồi kết đã gây ra nhiều hệ lụy cho các địa phương.

Chưa khi nào giá đất nông nghiệp tại Đồng Nai lại tăng cao như hiện nay dù hơn 1 năm qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam “hạ nhiệt”. Nguyên nhân khiến giá đất nông nghiệp chỉ có tăng mà không giảm là do ăn theo các công trình hạ tầng lớn của quốc gia, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường vành đai 3, cầu Cát Lái... Đây là thực trạng đã diễn ra hơn chục năm nay, bắt đầu từ các vùng phát triển khu công nghiệp, đô thị như các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và vài năm trở lại đây “cơn sốt” này lan dần đến các huyện vùng sâu, vùng xa như: Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu...

Cùng với đó là làn sóng nhà đầu tư, trong đó có cả doanh nghiệp từ các tỉnh, thành khác mà chủ yếu là ở TP.HCM đầu tư “lướt sóng” để kiếm lời. Ông Trần Văn Hải, xã Xuân Đông (H.Cẩm Mỹ) kể, năm 2016, đất nông nghiệp trên địa bàn xã chỉ khoảng từ 240-800 triệu đồng/ha tùy theo vị trí. Thế nhưng đến nay, 1ha đất nông nghiệp đã tăng lên 1,5-8 tỷ đồng. Những thửa đất nông nghiệp gần mặt tiền đường lớn, giá có thể lên đến 1-2 tỷ đồng/sào (1 ngàn m2). Đa số là người dân ở TP.HCM về mua đất, chờ giá cao để bán lại. Ông Hải cho biết thêm: “Gia đình tôi có hơn 1ha đất đang trồng cây ăn trái được “cò” đất đến hỏi mua với giá hơn 6 tỷ đồng nhưng tôi không bán. Nông dân bán đất rồi lấy gì mà canh tác. Bán đất thì dễ chứ mua lại đất nông nghiệp để sản xuất rất khó”.

Tương tự, tại các huyện Tân Phú, Định Quán không chỉ khu vực gần quốc lộ, tỉnh lộ mà giá đất trên các tuyến đường liên xã, trong các ấp cũng tăng cao. Ông Trịnh Văn Sơn, Trưởng ấp 2, xã Thanh Sơn (H.Định Quán) cho biết: “Khoảng 4-5 năm trước, đất nông nghiệp ở khu vực xa trung tâm UBND xã Thanh Sơn giá chỉ gần 200 triệu đồng/ha, nhưng hiện đã lên đến hơn 1 tỷ đồng/ha, tăng gấp 5-6 lần; đất nằm trên các tuyến đường lớn có khi lên đến 5-7 tỷ đồng/ha. Do “cơn sốt” đất đẩy giá tăng lên chứ những khu vực nằm sâu phía trong chỉ sản xuất nông nghiệp, khó phát triển kinh doanh”.

Tại các khu vực có công nghiệp phát triển như các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh, giá đất nông nghiệp còn bị những người đầu tư đẩy lên mức 20-50 tỷ đồng/ha. Đơn cử như giá đất nông nghiệp ở P.Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) được bán với giá 4-5 triệu đồng/m2; các phường vùng ven Phước Tân, Tam Phước cũng từ 3-4 triệu đồng/m2. Các xã Phước An, Tam An, Long Đức, Long An của H.Long Thành, đất nông nghiệp được chuyển nhượng với giá 2-3 triệu đồng/m2. Trên địa bàn H.Nhơn Trạch, khu vực các xã Phú Hữu, Đại Phước, Long Tân, Phú Hội, Long Thọ..., đất nông nghiệp mua bán ngoài thị trường tự do khoảng 2-4 triệu đồng/m2.

Theo Báo Đồng Nai:

dong
dong1
dong2
dong3