Định lướt sóng bỗng thành nông dân
Đó là tình cảnh của rất nhiều "người Hà Nội" lúc này.
Người Hà Nội đi tới đâu thì đất đai ở đó sốt xình xịch tới đó. Bởi cứ có bộ hồ sơ nào về dự án hạ tầng chỉ cần đặt lên bàn các bộ trưởng thôi thì 5 phút sau người Hà Nội đã có mặt.
Nói vậy để thấy, dân Hà Nội, dân miền Bắc tạo sóng và lái sóng đều có căn cơ cả. Nhưng có khi cũng chính họ bị kẹt lại vì không ra kịp, hoặc bắt đúng con sóng rút.
Một số anh chị có tới 3-4 mảnh đất, mỗi mảnh vài ha ở khắp Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bình Thuận, rồi Hòa Bình, Sơn La, tới giờ này bán thì lỗ, mà để đấy thì....chả có người tới ở mà...trông đất.


Có chị than, 5.000m2 cafe với lại sầu riêng ở Lâm Đồng, lại còn vườn thanh long ở Bình Thuận, thêm cái mảnh đất vừa rừng vừa cây ăn quả ở Tuyên Quang, đọng vào đấy chục tỉ, giờ công việc lại ở HN, điều hành công ty 2-30 nhân viên, giờ chỉ có gọi người đến ở trông vườn, có gì thu nấy, sẵn hết cả rồi mà...chả có ai.
Dân bán đất rồi người ta chán ngấy, cầm tiền tỉ đi làm việc khác, hoặc thời điểm này cứ gửi ngân hàng chứ hơi đâu mà cuốc đất chăm cây nuôi gà.
Thế là đất, nhà, vườn, 4 nơi 5 chốn cứ bỏ không thế. Cả năm có khi cũng chẳng bỏ ra được 1 tuần mà đi thăm được hết.
Nhưng thoát ra bây giờ thì lỗ.
Để lại thì chả có người trông.
Có anh còn kể, mua đất xong hơn năm, đợt rồi tiếc không bán, đến lúc đưa khách vào thì xe ủi máy xúc nó đào hết đất của mình, bán san nền, làm đường.
Giả sử 5-7 năm chắc cũng chả biết đất mình ở đâu nữa.
Có lẽ tình cảnh chung của thị trường đất vườn, đất cây lâu năm sau đợt sóng vừa rồi.
Chả đâu xa, về Hoài Đức, Lương Sơn, Mỹ Đức, đầy rẫy những khoảnh vườn mấy ngàn m2 quây tường kín bưng nhưng tuyệt nhiên không có bóng người ra vào, nhìn vào có khác gì khu vườn hoang, nhà ma.
Mua để đấy, rớt sóng thì chục năm nữa về làm cái nhà vườn...
Ngo Duc Tho