largeer

Sư Tử

Sư Tử

2023-08-14 10:36:00

Đây là những lý do khiến nhà thầu bị “trượt thầu”, các bác xem mình bị mắc lỗi nào

“Trượt thầu” là tình trạng thường gặp, trong đó lý do trượt thầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không ít nhà thầu gặp phải tình trạng “dở khóc, dở cười” khi gói thầu bị trượt.

03_LDBO

Trượt thầu là gì?

Trượt thầu là tình trạng nhà thầu tham gia gói thầu của bên mời thầu nhưng không đáp ứng được các tiêu chí của Hồ sơ mời thầu do Bên mời thầu phát hành hoặc do giá tham dự thầu không cạnh tranh với các nhà thầu khác cùng tham dự dẫn đến tình trạng trượt thầu.

Tình trạng “trượt thầu” xảy ra khi nhà thầu rơi vào một trong các nguyên nhân phổ biến sau:

1. Tư cách hợp lệ không đạt

Bên cạnh nguyên nhân bảo lãnh dự thầu không hợp lệ thì tư cách hợp lệ không đạt cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng trượt thầu của các nhà thầu. Nguyên nhân điển hình dẫn đến tư cách hợp lệ không đạt là tình trạng nhà thầu còn nợ đọng thuế, không có giấy tờ liên quan để chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp mình.

Tình huống cụ thể về trường hợp nợ đọng thuế:

Tình huống: “Anh/chị cho em hỏi trường hợp nhà thầu nợ thuế năm 2022 thì khi đấu thầu năm 2023 có bị đánh trượt thầu ở bước đánh giá tư cách hợp lệ hay không?”

Trả lờii: Nợ thuế và đang bị cưỡng chế thuế có thể liên quan đến các vấn đề khác trong đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu (năng lực tài chính) và rất dễ rơi vào trường hợp không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến chứng minh năng lực tài chính. Vì thế bên mời thầu có thể đánh giá tư cách hợp lệ không đạt, dẫn đến trượt thầu.

Vì vậy, để công tác đấu thầu được hiệu quả, tránh tình trạng nợ thuế, cưỡng chế thuế nhà thầu cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về nộp thuế.

2. Bảo lãnh dự thầu không hợp lệ

Không có bảo đảm dự thầu, bảo đảm dự thầu không hợp lệ hoặc bảo lãnh dự thầu có những điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu, chủ đầu tư là một trong những tình huống dẫn đến trượt thầu.

Tình huống cụ thể về bảo lãnh dự thầu không hợp lệ:

Tình huống: Bản scan bảo lãnh dự thầu của nhà thầu ghi: “Hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là 70 ngày từ ngày 03/08/2022 trong khi đó thời điểm mở thầu là 03/01/2023. Trường hợp này có trượt thầu không ạ?”

Trả lời: Đối với trường hợp trên bảo lãnh dự thầu không hợp lệ, cụ thể vì hiệu lực bảo lãnh dự thầu ngân hàng phát hành có giá trị trong vòng 70 ngày, tức sẽ được tính từ ngày 03/08/2022 đến ngày 30/10/1022. Nhưng thời điểm mở thầu là ngày 03/01/2023, lúc này bảo lãnh dự thầu đã hết hạn (quá 70 ngày) nên sẽ không còn giá trị, điều này dẫn đến bảo lãnh dự thầu không hợp lệ, nhà thầu sẽ bị bên mời thầu đánh trượt.Để tránh gặp phải tình trạng bảo lãnh dự thầu không hợp lệ, DauThau.info xin chia sẻ đến quý nhà thầu một số lưu ý sau đây:

Nên gửi thư bảo lãnh để ngân hàng phát hành và yêu cầu ngân hàng phát hành đúng với mẫu thư bảo lãnh nhà thầu gửi.

Sau khi ngân hàng gửi bản gốc thư bảo lãnh, nhà thầu cần thực hiện kiểm tra, đối chiếu với nội dung có trong mẫu bảo lãnh nhà thầu đã gửi cho ngân hàng, nếu phát hiện có sự khác biệt (đặc biệt là thiếu các điều khoản) thì cần đề nghị phát hành lại.

3. Thỏa thuận liên danh không rõ ràng

Thỏa thuận liên danh không ghi cụ thể công việc của từng thành viên liên danh theo quy định (trường hợp liên danh), chẳng hạn có những phần việc trùng nhau không rõ ràng cụ thể giữa các thành viên liên danh,... gây nhầm lẫn cho bên mời thầu trong quá trình chấm thầu.

4. Năng lực kinh nghiệm không đạt

Năng lực kinh nghiệm không đạt vì những lý do sau:

Năng lực tài chính không đáp ứng yêu cầu về doanh thu bình quân

Không có hợp đồng tương tự đáp ứng

Không chứng minh được khả năng huy động thiết bị

Qua đây có thể thấy nguyên nhân dẫn đến việc nhà thầu bị đánh trượt xuất phát từ những lỗi trong quá trình làm hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Ngoài ra, một số sai sót nhỏ về bảo lãnh dự thầu được ngân hàng phát hành cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trượt thầu của nhiều nhà thầu hiện nay.

5. Nhân sự không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu

Nhân sự không phù hợp với gói thầu, thiếu văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Tình huống cụ thể về nhân sự không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu:

Tình huống: Nhà thầu tham dự gói thầu phi tư vấn, đấu thầu rộng rãi qua mạng. Nhà thầu nộp E-HSDT, trong bản kê khai nhân sự chủ chốt nhà thầu đã kê khai trên webform đầy đủ tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, chứng nhận/ chứng chỉ theo tiêu chuẩn trong E-HSMT (thời điểm kê khai nhân sự chủ chốt của nhà thầu chưa có chứng nhận/ chứng chỉ theo tiêu chuẩn trong E-HSMT, nhà thầu có làm cam kết trong đơn dự thầu nêu rõ sẽ cung cấp đầy đủ chứng nhận/ chứng chỉ khi được mời vào thương thảo hợp đồng). Sau thời điểm đóng thầu 07 ngày thì nhà thầu xoay sở được lớp đào tạo online và được cấp chứng nhận/ chứng chỉ mà nhà thầu A đã kê khai trên webform. Vậy trường hợp này nhà thầu có bị đánh trượt không?

Trả lời: Trường hợp trên của nhà thầu là không hợp lệ. Lý do tại thời điểm đóng thầu nhân sự đó không đáp ứng yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra. Do đó, có thể đánh trượt thầu đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Như vậy đối với nhân sự của gói thầu, nhà thầu cần nêu rõ nhân sự của mình hoặc nhân sự huy động sẽ đáp ứng được những tiêu chí mà bên mời thầu đang cần. Đồng thời, cần đảm bảo ngay tại thời điểm đóng thầu nhân sự của nhà thầu có thể đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trong hồ sơ mời thầu đã nêu rõ.

6. Xuất xứ hàng hóa không rõ ràng

Không nêu cụ thể xuất xứ hàng hóa khi chào thầu (VD: hàng hóa không nêu xuất xứ hoặc hàng hóa để xuất xứ từ 2 nước trở lên là không đảm bảo quy định về xuất xứ cụ thể, rõ ràng,…)

Tình huống cụ thể về xuất xứ hàng hóa không rõ ràng:

Tình huống: Khi tham dự thầu hàng hóa cung cấp thiết bị thông tin, có 1 nhà thầu chào thiết bị của hãng CISCO nhưng cột xuất xứ hàng hóa chào thầu là Trung Quốc/Mexico/Mỹ. Xin hỏi, nhà thầu ghi xuất xứ như vậy có được đánh giá là chào thầu hàng hóa có xuất xứ không rõ ràng không? Và có bị đánh trượt thầu không?

Trả lời: Trong trường hợp trên, xuất xứ hàng hóa chào thầu Trung Quốc/Mexico/Mỹ là sai quy định. Bởi xuất xứ hàng hóa phải là nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể, nếu để xuất xứ từ 2 nước trở lên là không đúng quy định. Do đó, bên mời thầu cần yêu cầu làm rõ theo nguyên tắc làm rõ hồ sơ dự thầu tại Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trường hợp nhà thầu không làm rõ được xuất xứ hàng hóa bên mời thầu có thể đánh giá không đạt.

7. Tiến độ thi công không đáp ứng được yêu cầu

Tiến độ thi công là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo cho công trình được hoàn thành theo đúng thời gian và chất lượng đề ra. Việc nhà thầu không đáp ứng được tiến độ thi công sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của hồ sơ dự thầu. Một số bên mời thầu yêu cầu khắt khe về tiến độ thi công có thể đánh trượt thầu đối với những hồ sơ dự thầu không đáp ứng được tiến độ đề ra.

Tình huống cụ thể về tiến độ thi công không đáp ứng:

Tình huống: Trường hợp hồ sơ mời thầu có tiến độ thực hiện 150 ngày, nhà thầu thuyết minh tiến độ tại phần tiến độ thi công là 180 ngày, đơn dự thầu là 150 ngày, bảng tiến độ chi tiết là 150 ngày thì hồ sơ dự thầu có bị đánh trượt không?

Trả lời: Nếu hồ sơ dự thầu không thống nhất được thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu có thể bị đánh giá là không hợp lệ dẫn đến trượt thầu.

Tóm lại, cách duy nhất đề nhà thầu không bị đánh trượt thầu là hồ sơ dự thầu phải đáp ứng đầy đủ các thông tin mà bên mời thầu đưa ra. Cụ thể ở mục tiến độ thi công cần đảm bảo nhà thầu sẽ hoàn thành đúng thời gian bên mời thầu yêu cầu.

8. Thiếu kế hoạch, giải pháp triển khai, cung cấp dịch vụ

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu kế hoạch hoặc biện pháp, giải pháp triển khai, cung cấp dịch vụ hoặc có nhưng không đảm bảo chi tiết, tính hợp lý, tính khả thi, không đáp ứng được yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra. Các lỗi này trên thực tế rất hay mắc phải lại thuộc phần đánh giá về kỹ thuật nên rất dễ bị trượt thầu mà không được bổ sung làm rõ.

9. Giá chào thầu cao hơn giá gói thầu

Một trong những điều kiện để xét duyệt trúng thầu là "Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt". Như vậy, để được trúng thầu, chắc chắn giá dự thầu (tất nhiên sau khi trừ giảm giá, sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và đưa về một đồng tiền chung) không được vượt giá gói thầu (hay dự toán gói thầu) được duyệt.

Tuy nhiên, thực tế gặp phải không ít những tình huống gây khó cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu đó là có thể vì lý do nào đó mà giá gói thầu (dự toán gói thầu) khi xây dựng và được duyệt đã không còn phù hợp khi thực hiện đấu thầu, hoặc có những yếu tố không lường hết dẫn tới khi các nhà thầu tính toán giá dự thầu để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện thì giá chào thầu đều vượt giá gói thầu.

Cre: Hồ Thị Linh