largeer

Hải Đăng

Hải Đăng

2021-07-18 14:37:00

Đắk Lắk: Nhiều chủ đầu tư dự án điện mặt trời đang rao bán dự án trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản đăng tải các thông tin rao bán dự án ĐMTMN ở Đắk Lắk với công suất rất lớn. Nhiều người theo đó vì thấy quy mô dự án lẫn mức giá đưa ra khá mềm và hợp lý trong bối cảnh dịch COVID-19 đã liên hệ tìm hiểu, hỏi mua để thu lợi nhuận, bất chấp rủi ro.

Theo báo Lao động thông tin, hiện nay có nhiều nhà đầu tư các công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở Đắk Lắk đang rao bán dự án tràn lan trên mạng xã hội hoặc qua trung gian là các "cò đất", môi giới bất động sản và gây ra những hệ luỵ cho người mua nếu thiếu hiểu biết.

a1

Chuyển nhượng tràn lan

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản đăng tải các thông tin rao bán dự án ĐMTMN ở Đắk Lắk với công suất rất lớn. Nhiều người theo đó vì thấy quy mô dự án lẫn mức giá đưa ra khá mềm và hợp lý trong bối cảnh dịch COVID-19 đã liên hệ tìm hiểu, hỏi mua để thu lợi nhuận, bất chấp rủi ro.

Qua số điện thoại 096319XXX, một người tự xưng môi giới bất động sản (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, hiện tại chủ đầu tư một dự án ĐMTMN ở địa bàn huyện Ea Súp đang có nhu cầu bán công trình có quy mô lên đến 10MW nếu người có nhu cầu mua thì gặp trực tiếp làm thủ tục. Bản thân chỉ là nhân viên môi giới qua trung gian, nhận trách nhiệm ký gửi còn chủ đầu tư dự án thì đang ở Sài Gòn. Nếu ai có nhu cầu mua từ 2 đến 3MW thì cũng có thể thoả thuận, giá hơn 17 tỉ/MW.

Hiện trạng đất là đất trang trại tổng hợp, vẫn chưa hoạt động chăn nuôi sản xuất. Giấy phép xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều có đủ và nếu anh mua lại dự án thì có thể trồng trọt chăn nuôi thêm thứ gì đó. Ngoài ra, bản thân vẫn bán một dự án khác khoảng 2 MW ở huyện Krông Năng nếu có nhu cầu thì có thể tham khảo - người này nhấn mạnh.

Empty
Một dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk được rao bán trên mạng xã hội Facebook. Ảnh: Bảo Trung

Một dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk được rao bán trên mạng xã hội Facebook. Ảnh: Bảo Trung

Một chủ cửa hàng bán vật liệu lắp đặt điện mặt trời (TP.Buôn Ma Thuột), cho hay, hiện nhiều chủ đầu tư đang rao bán một vài dự án có công suất thấp từ 1 đến 3MW, nếu người mua có nhu cầu có thể dẫn đi xem tận hiện trường. Theo giá thị trường, mỗi MW ĐMTMN đang có giá giao động từ 17 đến 22 tỉ đồng tuỳ theo dự án, có thể thương lượng tuỳ theo khả năng tài chính.

Quá nhiều rủi ro

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua đã có trường hợp cá nhân, hộ gia đình có đất nông nghiệp trồng cây lâu năm đã sang nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất với nhiều đơn vị để làm trang trại nông nghiệp. Có trường hợp, một trang trại nông nghiệp cho nhiều đơn vị thuê mái để lắp đặt hệ thống ĐMTMN, khó khăn trong công tác quản lý.

Các trang trại nông nghiệp được xây dựng và hình thành song song với việc lắp đặt hệ thống ĐMTMN nên việc quản lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký trang trại, đánh giá loại hình trang trại cũng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Tạ Quang Tòng - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk - nhận định: Chủ đầu tư triển khai dự án ĐMTMN trên đất nông nghiệp đến khi hoàn thành sẽ được coi là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và có thể chuyển nhượng cho người khác. Điều này cho thấy, việc quản lý đất đai của cơ quan nhà nước lỏng lẻo vì đất nông nghiệp hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nhưng lại chủ yếu lắp công trình điện công nghiệp nên chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Người mua các dự án điện mặt trời qua trung gian, chuyển nhượng sang tay sẽ gặp rất nhiều rủi ro, hệ luỵ dễ thấy được. Bởi, chủ đầu tư phải có chuyên môn về điện nên cơ quan có thẩm quyền mới cấp phép triển khai dự án. Một người muốn mua lại dự điện mặt trời ít nhất phải có am hiểu về chuyên môn cơ bản lẫn luật đất đai... chứ không thể "tay ngang" nhập cuộc được. Phía chủ đầu tư hiện chỉ quan tâm đến việc "chạy" giấy tờ dự án, xây dựng hoàn thiện sớm công trình để bán thu lãi chứ chẳng mấy quan tâm đến chất lượng vật liệu lắp đặt, an toàn cháy nổ....

"Ngoài ra, thực trạng trên xảy ra sẽ làm sai lệch quy hoạch sử dụng đất đã được định ra trước đó của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Người mua lại dự án bắt buộc phải đối mặt với khó khăn trong quá trình chính quyền địa phương kiểm soát việc sử dụng đất. Nếu chủ đầu tư công trình không gặp trực tiếp người mua mà qua trung gian thì họ cũng chẳng biết hệ thống điện có hoạt động ổn định hay không, đã gặp sự cố gì hay chưa và dẫn đến việc mất tiền oan uổng", ông Tòng nhấn mạnh.