largeer

Mai Anh

Mai Anh

2021-04-30 09:05:00

Đại Quang Minh và "phi vụ" 12km dát vàng ở Thủ Thiêm

12km với 4 tuyến đường nhưng tiêu tốn tới 12.000 tỷ đồng được xem là những con đường “dát vàng” tại khu Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM.

Theo ANTT, công ty Đại Quang Minh được thành lập năm 2011 với sự bắt tay của 4 cổ đông: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) nắm 45% vốn, Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, ông Trần Đăng Khoa và Công ty cổ phần thương mại quốc tế và tư vấn đầu tư Invecon nắm 17,5%.

Trong nửa đầu năm 2016, Thaco đã chi hơn 945 tỉ đồng mua thêm 5% cổ phần tại Đại Quang Minh để nâng mức sở hữu lên 50%.

Sau đó, thông báo của Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết vào ngày 29/6/2016, Đại Quang Minh đã được cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với thay đổi quan trọng liên quan đến cổ đông sáng lập.

Cụ thể, tỉ lệ sở hữu của Thaco tại Đại Quang Minh đã được điều chỉnh tăng từ 45% lên 90%. Hai cổ đông sáng lập còn lại là CTCP Đầu tư Mai Linh đã thoái hết 37,5% vốn còn ông Trần Đăng Khoa giảm tỉ lệ sở hữu từ 17,5% xuống còn 5%.

Được chấp thuận làm Chủ đầu tư Dự án tại Khu II Đô thị mới Thủ Thiêm ngay sau khi thành lậpDựa theo thông tin đăng tải trên website của công ty, vào năm 2011, Công ty Đại Quang Minh được chấp thuận làm Chủ đầu tư Dự án tại Khu II Đô thị mới Thủ Thiêm (quy mô 37,15ha).

Đồng thời, cũng trong thời điểm này, công ty được giao xây dựng hạ tầng giao thông kỹ thuật Khu đô thị Sala.

Đến năm 2013, công ty được chấp thuận làm nhà đầu tư các dự án 4 tuyến đường chính, quảng trường trung tâm và công viên bờ sông trong Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).

Cũng trong năm 2013, công ty làm chủ đầu tư các Dự án Khu III (quy mô 28,6 ha), Khu IIIa (quy mô 6,3 ha), Khu Bến du thuyền (quy mô 5,4 ha), Công viên Rạch Cá Trê (quy mô 10ha), Công viên Cầu Kênh (quy mô 2,34ha) trong Đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án Khu VI (quy mô 20,64 ha) được Đại Quang Minh làm chủ đầu tư vào năm 2014. Đây đồng thời là thời điểm công ty được chấp thuận làm Nhà đầu tư Dự án Cầu Thủ Thiêm 2.

Sau 1 năm, đến năm 2015, công ty ký hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao và tổ chức Lễ động thổ Dự án cầu Thủ Thiêm 2.

Ngay sau đó, Đại Quang Minh mở rộng hoạt động, được chấp thuận làm nhà đầu tư Dự án Vùng Châu thổ phía Nam (quy mô 150,25ha), bao gồm các dự án Lâm viên sinh thái quy mô (128 ha), Khu nghỉ dưỡng cao cấp (quy mô 7,28ha), Khu công viên nước (quy mô 8,18ha), Viện nghiên cứu (quy mô 2,44ha).

Theo Tri Thức Trực Tuyến, Đại Quang Minh được giao xây dựng 4 tuyến đường tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm gồm đại lộ vòng cung (dài 3,4km, mặt cắt ngang 55m); đường ven hồ trung tâm (dài 3km, mặt cắt ngang 29,2m); đường ven sông Sài Gòn (dài 3km, mặt cắt ngang 28,1m); đường vùng châu thổ (dài 2,5km, mặt cắt ngang 11,6m).

Như vậy, chỉ có tuyến đường đại lộ vòng cung là lớn nhất, mặt cắt ngang 55m, còn lại các đường kia nhỏ hơn, nhưng vẫn tính trung bình có chi phí khoảng 1.000 tỉ đồng/km (tổng mức đầu tư của dự án là hơn 8.265 tỉ đồng, tính thêm cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay 3.917 tỉ đồng).

Điều đáng nói, các dự án đường mà Đại Quang Minh xây gần như không phải giải phóng mặt bằng.

Đại diện của Công ty Đại Quang Minh cho biết chi phí đầu tư thực tế của 4 tuyến đường mà dư luận đang xôn xao chỉ hơn 8.000 tỉ đồng.

"Đến nay, chúng tôi đã giải ngân khoảng 6.000 tỉ cho các đơn vị thi công. Thực tế là chúng tôi không được tính và nhận số tiền 3.900 tỉ đồng là các khoản chi phí trượt giá và chi phí lãi vay trong tổng mức 12.000 tỉ đồng. Đồng thời, công ty đã nộp cho ngân sách UBND TP.HCM số tiền 2.400 tỉ đồng trong năm 2013”- ông Tuệ phân tích.

Dưới đây là nội dung mà các báo đã từng chia sẻ về dự án "khủng" này.

1a
1b
1c
1d
1e
1g
11
22
33
44
55
dqm
dqm1
dqm2
dqm3
dqm4
tp
tp1
tp2
tp3
tp4
tp5