largeer

Mèo mun

Mèo mun

2021-07-27 11:45:00

"Cú quay xe" ngoạn mục của một văn bản của cơ quan cấp Bộ?

Trong danh mục 12 thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 vừa được Bộ Y tế công bố, ngay lập tức được nhiều cơ quan báo đài tuyên truyền, trong đó có không ít bài viết mang hơi hướng PR. Giữa lúc 'con dân' hoang mang chưa có nơi bấu víu thì cái văn bản này khiến cho người dân đỏ sô đi tích trữ, dỉ tai nhau bằng nhiều hình thức. Vậy là khan hàng, đẩy giá dù trong văn bản Bộ Y nói rõ 'Không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19 kèm theo danh mục nói trên. Chi phí chế biển, bảo chế thuốc cổ truyền và chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh COVID-19 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế'.

Vậy danh mục 12 loại thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu này gồm những gì?

Theo Báo Laodong.vn thông tin, Bộ Y tế vừa có văn bản 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 gồm:

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an);

2. Viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương);

3. Bạch địa căn (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an);

4. Siro Viêm họng (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an);

5. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an);

6. Siro Ngân kiều (Viện Y học Cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng);

7. Hạnh tô (Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương);

8. Vệ khí khang (Viện Y học Cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng);

9. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất);

10. Imboot;

11. Xuyên tâm liên;

12. Nasagast – KG

Danh mục từng được công bố

Danh mục từng được công bố

Ngay sau văn bản được ban hành, nhiều ý kiến trái chiều nổ ra.

Trên trang FB cá nhân của tài khoản Bạch Hoàn bày tỏ: "Dấu hiệu trục lợi không phải bàn cãi nữa.- Ngày 24/6, khi dịch bệnh diễn ra căng thẳng tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... Cục Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã ký công văn khẩn cấp gửi sở y tế các địa phương trên yêu cầu sử dụng một số sản phẩm y dược trong điều trị bệnh nhân covid-19. (Tất nhiên là họ lấy lý do doanh nghiệp tài trợ).Trong đó có sản phẩm viên nang cứng Kovir và viên nang mềm Kovir của Công ty Sao Thái Dương. - Ngay sau đó, hàng loạt tờ báo đã chạy các bài (có dấu hiệu) là bài quảng cáo cho sản phẩm Kovir của Sao Thái Dương với nội dung sản phẩm này được Bộ Y tế chọn đưa vào danh mục để điều trị cho bệnh nhân covid-19.- Bước tiếp theo, sang tháng 7, viên nang cứng Kovir tăng giá bán lên 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/hộp. Theo một số báo, trước đó giá chỉ khoảng 250.000 đồng/hộp. Sản phẩm viên nang mềm tăng từ mức giá 95.000 đồng/hộp lên 250.000 đồng/hộp, có nơi bán 310.000 đồng/hộp.- Nhưng làm sao để dân tin mà bỏ ra cả triệu đồng/hộp Kovir? Hãy chú ý văn bản của Cục Y dược cổ truyền. Văn bản này ghi rõ Kovir dùng để "phòng và điều trị". Đáng lưu ý, trên thực tế, Kovir chỉ là thực phẩm chức năng, không phải thuốc nên không có tác dụng điều trị. Vậy là, biến một sản phẩm thực phẩm chức năng thành sản phẩm thuốc điều trị, đưa vào một công văn khẩn cấp, và cuối cùng là tăng giá bán.

"Phác đồ" bòn rút là thế này sao?"

(Hết trích)

Empty
Empty

Ngay sau đó nhiều góc khuất được đào bới như Viên nang Kovir chưa cấp phép đã được Bộ Y tế dùng để phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19

Thêm vào đó, trước khi trở thành một trong số các sản phẩm thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 được nêu trong công văn số 5944/BYT-YDCT do Bộ Y tế ban hành, các sản phẩm Viên nang mềm Kovir và Viên nang cứng Kovir đã được Công ty Sao Thái Dương niêm yết một mức giá “chóng mặt”.

Empty

Được biết, tiền thân của sản phẩm Viên nang mềm Kovir trước đây vốn là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kovir được Công ty CP Sao Thái Dương sản xuất và lưu hành trên thị trường từ năm 2017 – thời điểm chưa xuất hiện dịch bệnh COVID-19. Văn bản xác nhận công bố sản phẩm Kovir do Cục trưởng cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế ký ngày 31/7/2017.

Bẵng đi hai năm sau, khi dịch COVID -19 bùng phát trên thế giới và tại Việt Nam, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir của Công ty Sao Thái Dương bất ngờ được quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng xã hội và trên thị trường như một loại "thần dược" với những công dụng "điều trị" và "diệt trừ virus". Thậm chí sản phẩm còn được quảng cáo "nổ" tới mức "khỏi ngay sau lần uống đầu tiên", “hiệu quả cao đối với các bệnh virus”, “hỗ trợ điều trị COVID-19”.

Empty
Empty
Empty
Empty

Tương tự với Xuyên Tâm Liên, ngày 26/7/2021, Bộ Y tế cũng phát đi cảnh báo 2 sản phẩm Xuyên Tâm Liên nổ công dụng kháng COVID-19 là giả mạo

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông báo trên thị trường đang xuất hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu đỏ) và Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu xanh) có công dụng kháng COVID-19 là giả mạo...Theo phản ánh đến đường dây nóng của Cục An toàn thực phẩm, hiện nay trên thị trường đang xuất hiện 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo TOÀN LỘC (vỏ hộp màu đỏ) và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo NHẤT LỘC (vỏ hộp màu xanh) đều ghi có công dụng:

Sản phẩm Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu đỏ): Kháng virus, kháng COVID-19, kháng viêm, nâng cao thể trạng, giảm ho, tiêu đờm, bảo vệ gan, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp,…

Sản phẩm Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu xanh) "nổ" công dụng: Tăng cường miễn dịch, điều trị đau họng, cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp; Kháng virus tiềm năng trong việc điều trị COVID-19 và phòng chống COVID,…

Cảnh báo của Bộ Y tế

Cảnh báo của Bộ Y tế

Trước nhiều ý kiến trái triều, Bộ Y tế có văn bản số 5967/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, các bệnh viện y học cổ truyền Bộ, ngành và các tỉnh thành phố, các bệnh viện chuyên khoa… về việc thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT.

Văn bản thu hồi

Văn bản thu hồi

Theo đó, ngày 24.7.2021, Bộ Y tế ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này.

Văn bản thu hồi do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký.

Sau cú quay xe này, những người dân đang thoi thóp kia biết làm sao? giữ lúc bệnh dịch hoành hành, người dân trăm bề khổ, thì cái văn bản như một phao cứu sinh, người ta dỉ tai nhau đi mua, người nọ nhờ người kia mua, cố gắng có để phòng hờ, hàng khan hiếm, giá đẩy lên cao không khác gì giá khẩu trang y tế khi lần dầu tiên dịch Covid-19 bùng phát. Để rồi Bộ Y lại ra văn bản thu hồi khiến dân nghèo chưng hửng, trót mua rồi thì phải làm sao?