Sư Tử

Sư Tử

2023-10-16 09:03:00

Chỉ định thầu thông thường là gì? Quy trình chỉ định thầu thông thường

Chỉ định thầu thông thường là một trong số những hình thức đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu. Vậy chỉ định thầu thông thường là gì? Quy trình chỉ định thầu thông thường được thực hiện như thế nào?

Chỉ định thầu thông thường là gì?

Để hiểu được “Chỉ định thầu thông thường là gì?” trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm “Chỉ định thầu là gì?”. Chỉ định thầu được hiểu là hình thức lựa chọn nhà thầu được nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước áp dụng nhằm thực hiện các công việc như: mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn,...

Hiện tại, hình thức chỉ định thầu có 2 dạng là chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn. Ở bài viết này DauThau.info sẽ chia sẻ đến quý doanh nghiệp các thông tin liên quan đến hình thức chỉ định thầu thông thường.

Vậy chỉ định thầu thông thường là gì?

Chỉ định thầu thông thường có thể hiểu là một hình thức chỉ định thầu mà quy trình đấu thầu diễn ra theo thủ tục thông thường, bao gồm các bước:

Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu

Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

Việc áp dụng chỉ định thầu thông thường sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013.

Điều kiện chỉ định thầu thông thường

Điều kiện chỉ định thầu thông thường được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.

Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.

Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Quy trình chỉ định thầu thông thườngQuy trình chỉ định thầu thông thường được thực hiện qua 5 bước, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Lập hồ sơ yêu cầu:

Quá trình lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin về gói thầu, dự án;chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định.

Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu

Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.

Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

Bước 4: Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu

Việc trình, thẩm định; phê duyệt và công khai được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Để được tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý miễn phí quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư Sài Gòn 247.

Hotline: 0845.247.247 - 0816 00.11.33

Zalo/Viber: 0845.247.247 - 0816.00.11.33

Email: luatsu.sg247@gmail.com

Cre: Hồ Thị Linh