largeer

Hải Đăng

Hải Đăng

2021-08-12 10:31:00

Cá nhân, quỹ tư nhân có được quyền vận động cho thiên tai, bệnh hiểm nghèo không?

Mấy hôm nay, sau lùm xùm kịch bản BS Khoa rút ống thở của mẹ nhường cho sản phụ có phải là để kêu gọi trục lợi tiền từ thiện hay không, và sau vụ các nghệ sĩ kêu gọi từ thiện bão lũ thì câu hỏi pháp lý là: - Cá nhân có được quyền vận động từ thiện hay không? - Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện (tư nhân) có được vận động từ thiện, tham gia tuyến đầu hỗ trợ thiên tai, hoả hoạn, bệnh nhân hiểm nghèo… hay không?

Nhân câu chuyện "BS Khoa" rút ống thở của mẹ nhường sự sống cho mẹ con sản phụ đã được lan truyền trên mạng xã hội mới đây, tất nhiên cơ quan chức năng đã khẳng định đó là tin giả, hư cấu, không ai có thể tìm được chính xác bác sĩ Khoa đang công tác tại đâu. Nhưng câu chuyện phía sau nó lại là cả một vấn đề. Khi có dấu hiệu trục lợi ở đây, không chỉ cá nhân mà cả tổ chức có quy mô và bài bàn. Trên trang cá nhân của minh Nhà báo Hàn Ni đã chia sẻ về quan điểm pháp lý về việc kêu gọi từ thiện của cá nhân, tổ chức.

Câu hỏi đặt ra: Cá nhân, quỹ tư nhân có được quyền vận động cho thiên tai, bệnh hiểm nghèo không?

Empty
Empty

1. Theo quy định tại Nghị định 148/2008, NĐ 30/2012 và nay là NĐ 93/2019/NĐ-CP: chỉ cần 3 thành viên sáng lập với đủ điều kiện về vốn hỗ trợ tự nguyện từ 25tr – 6,5 tỷ đồng (tuỳ quy mô hoạt động) là được đăng ký thành lập Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội. Tuy nhiên, mô hình Quỹ chỉ phục vụ mục tiêu “HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ, THỂ THAO, KHOA HỌC”. Muốn quyên góp, Quỹ chỉ được quyên góp cho mục tiêu này, để triển khai các dự án cụ thể theo nội dung đã được cấp phép.

-> Tóm lại, Quỹ tư nhân chỉ được vận động theo mục đích hoạt động của quỹ. Còn việc vận động cho “thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo” thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ! (Điều 3, 8, 36 NĐ 93/2019/NĐ-CP quy định rõ).

-> Vậy Chính phủ Quy định thế nào về việc vận động thiên tai, dịch bệnh hiểm nghèo? – Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn NĐ 93 về việc này. Một khi chưa có văn bản thì Quỹ chỉ hoạt động đúng mục tiêu được cấp phép thôi, đó là hỗ trợ phát triển văn hoá giáo dục, y tế, thể thao, khoa học.

2. Về vấn đề vận động ủng hộ “THIÊN TAI, HỎA HOẠN, SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG, CÁC BỆNH NHÂN MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO”: Được quy định tại NĐ 64/2008/NĐ-CP (căn cứ đã hết hiệu lực; đang dự thảo NĐ thay thế) thì: Chỉ có UBMTTQ, Hội chữ thập đỏ, cơ quan thông tin đại chúng, các Quỹ xã hội mới được vận động, tiếp nhận từ thiện. “Ngoài ra, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Tuy nhiên, NĐ này cũng nêu rõ, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện chỉ được phép vận động đóng góp hỗ trợ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ mà thôi. Và sau khi tiếp nhận đóng góp, phân phối xong thì phải báo cáo với UBMTTQ và nhà tài trợ! (riêng đối với từng bệnh nhân hiểm nghèo thì chỉ các cơ quan báo chí mới được quyền kêu gọi ủng hộ).

=> Như vậy, với quy định nêu trên. Cá nhân, tổ chức có quyền tự mình đến tận nơi ủng hộ thì pháp luật không cấm, nhưng không được phép vận động quyên góp. Còn Quỹ thì chỉ được vận động lo “hậu” thiên tai, hoả hoạn… thôi nhé!

Thế thì, với các lời kêu gọi của Quỹ Sống của Jang Kều để ủng hộ “tuyến đầu chống dịch” là sai luật. Đã vậy, Quỹ Sống còn kêu gọi ủng hộ qua tài khoản cá nhân càng sai hơn. Đề nghị thanh tra, kiểm toán vào cuộc làm rõ để trả lại niềm tin và củng cố lòng tốt của xã hội. Vì nhiều người nói, "nghề" từ thiện đang hot nên họ đủ trò. Cứ sắm kịch bản thật hay, kêu gọi ít thôi, nhưng lan toả rộng thì nhiều người ủng hộ, và vì ai cũng góp ít nên không quan tâm xài thế nào, đụng chuyện cũng k khiếu nại. Tuy nhiên, được biết mới đây, Quỹ Sống có 1 cá nhân gởi mail đòi lại 100 triệu đồng đó!

(Hết trích)

Empty
Empty

Nguồn Nhà báo Hàn Ni